Chưa bao giờ, vai trò kết nối của mạng xã hội lại được phát huy mạnh mẽ đến thế. Cụ thể là, rất nhiều hoạt động đã thay đổi hình thức, từ đi lễ cho đến biểu diễn nghệ thuật, ma chay cưới xin đều tiến hành online.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu người dân hạn chế tụ tập đông người ở những nơi công cộng và tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp. Lúc này ở nhà được xem như là biện pháp tối ưu để mỗi người có thể bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Bởi vậy mà vai trò kết nối của MXH, của Internet chưa bao giờ được phát huy mạnh mẽ đến thế. Cụ thể, rất nhiều hoạt động đã thay đổi hình thức, từ tiến hành tổ chức với sự có mặt của nhiều người chuyển thành online, livestream để thích nghi với bối cảnh. Học trực tuyến, mua hàng qua mạng hẳn đã quá quen thuộc rồi nhưng bạn có tưởng tượng ra sẽ dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay một đám cưới, tang lễ online chưa? Vậy thì mùa dịch này sẽ đem lại tất cả những chuyện “khác thường” để vẫn đáp ứng được nhu cầu của mọi người lại phù hợp với hoàn cảnh.
Nội dung
Giỗ Tổ trực tuyến
Hàng năm, cứ đến khoảng đầu tháng 3 Âm lịch là người dân cả nước lại hướng về Phú Thọ, hướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tuy nhiên năm nay, ngày Quốc Tổ Việt Nam sẽ được tiến hành online từ ngày 31/3 – 2/4.
Tảo mộ trực tuyến
Tương tự, Tết Thanh minh vào ngày 13/3 (Âm lịch) tới đây cũng được nhiều người lựa chọn tiến hành online. Vào ngày 12.3, nhà cung cấp dịch vụ tang lễ hàng đầu Fu Shou Yuan bắt đầu mở cửa dịch vụ “tảo mộ từ xa” tại các cơ sở ở hơn 20 thành phố. Kể từ khi chính thức hoạt động, dịch vụ này thu hút hơn 87.000 khách hàng. Ngoài ra, Cục Nội vụ Quảng Đông cũng cho ra mắt dịch vụ “tảo mộ từ xa” trên Wechat.
Tang lễ trực tuyến
Ở Mỹ, Giữa bối cảnh dịch bệnh đang trở nên căng thẳng, nhiều gia đình phải hạn chế số lượng người tham dự lễ tang. Thay vì đến viếng trực tiếp, họ sẽ theo dõi lễ chôn cất qua một buổi livestream. Hầu hết người tham gia cảm thấy bất tiện khi sử dụng công nghệ trong việc này.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ kêu gọi các trung tâm tổ chức tang lễ chuyển dịch vụ sang trực tuyến, các gia đình buộc phải vật lộn để thích nghi với một “điều bình thường” mới mà họ chưa từng tưởng tượng được.
Hành lễ trực tuyến
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, hàng loạt các Thánh lễ được cử hành online trên Giáo hội Công giáo toàn cầu. Trong dịp lễ Phục Sinh vào ngày 12/4 sắp tới, Giáo hội cũng đã tính đến phương án tương tự.
Hòa nhạc trực tuyến
Thay vì đóng cửa hoàn toàn, nhiều nhà hát, trung tâm hòa nhạc trên thế giới tổ chức hòa nhạc trực tuyến. Dù không có bất cứ khán giả nào đến tham dự nhưng bù lại các nghệ sĩ có hàng nghìn, hàng triệu khán giả đang xem qua các nền tảng trực tuyến trên mạng xã hội.
Trao giải trực tuyến
Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2020 đã có một quy trình tổ chức cực kì khác lạ: Không họp báo công bố đề cử, không có lễ bầu chọn và tổ chức đêm trao giải như các năm trước.
Thay vào đó, danh sách đề cử được gửi email tới báo chí. Sau khi có kết quả bình chọn, BTC công bố, trao giải cho các nghệ sĩ tại trụ sở ở Hà Nội và TP.HCM, không tập hợp phóng viên âm nhạc hay khách mời rầm rộ.
Đám cưới trực tuyến
Hưởng ứng việc phòng dịch Covid-19, ngày 15/3 vừa qua, nữ diễn viên đài TVB Trang Tư Mẫn và bạn trai doanh nhân đã tổ chức đám cưới online để họ hàng hai bên và bạn bè theo dõi.
Lễ tốt nghiệp trực tuyến
Sau hàn loạt những thay đổi này, người ta cũng nhận thấy rằng, có những hoạt động tiến hành qua mạng sẽ đem lại kha khá thuận lợi như tiết kiệm chi phí, tiếp cận đến nhiều người hơn, tránh tình trạng chen lấn,… Nhưng liệu rằng chúng ta đóng cửa và biến tất cả mọi hoạt động xoay quanh một chiếc màn hình thì sẽ như thế nào nhỉ?
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: