Các khái niệm và phương pháp sử dụng, phát thải, giảm thiểu và cắt giảm carbon là một trong những xu hướng được ngành sự kiện thế giới quan tâm trong thời gian gần đây, đáp ứng mục tiêu chung của thế giới về môi trường.
“Net zero”, “carbon removal”, “mitigation” và “carbon neutral” cùng nhiều từ, cụm từ khác là những khái niệm phổ biến có liên quan đến lượng khí nhà kính trong khí quyển, nhưng chúng có điểm khác biệt nhất định khác nhau trong cách làm, mục đích, mức độ.
Lý do có những khái niệm và phương pháp xử lý carbon kể trên bởi tốc độ tăng lượng carbon dioxide trong khí quyển hàng năm trong hơn 60 năm qua nhanh hơn khoảng 100 lần so với mức tăng tự nhiên trước đây, đặc biệt là trong kỷ băng hà cuối cùng cách đây hơn 15.000 năm. Cả thế giới không còn ở trong tình trạng chỉ cần giảm khí thải thông qua ngăn ngừa ô nhiễm là đủ. Ngoài ra, tất cả các ngành nghề công nghiệp đều phải bắt đầu loại bỏ lượng CO2 dư thừa và làm sạch bầu không khí trở lại mức lành mạnh hơn.
Các sự kiện đã và đang đạt được những thành tựu về môi trường xem thêm tại đây.
Sau đây là những khái niệm phổ biến có liên quan tới có liên quan đến lượng khí nhà kính và khí thải trong khí quyển, môi trường.
Nội dung
Net zero là gì?
Net-zero emissions hay “net zero”, được hiểu là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương… Đây là một chiến lược quan trọng để chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang một tương lai bền vững. Với cam kết Net Zero, các công ty chịu trách nhiệm về tác động môi trường, thể hiện cam kết giảm lượng khí thải và đóng góp cho một hành tinh xanh hơn.
Thuật ngữ Net Zero bắt đầu trở nên phổ biến sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26) – kêu gọi các quốc gia cần đưa ra các mục tiêu giảm phát mạnh mẽ hơn nữa cho đến năm 2030, hướng tới trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này. Tại đây, Việt Nam cũng đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.
Để đạt được mức 0 ròng sẽ cần một cách tiếp cận gồm hai phần: Trước hết, lượng khí thải do con người gây ra (chẳng hạn như khí thải từ các phương tiện và nhà máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch) phải giảm càng gần bằng 0 càng tốt. Sau đó, lượng khí thải còn lại phải được cân bằng với lượng loại bỏ carbon tương đương, có thể xảy ra thông qua các phương pháp tiếp cận tự nhiên như khôi phục rừng hoặc thông qua các công nghệ như thu giữ và lưu trữ không khí trực tiếp (direct air capture and storage – DACS), giúp loại bỏ carbon trực tiếp khỏi khí quyển.
Tính đến nay, trên thế giới có khoảng 140 quốc gia đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero, bao gồm cả những quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất, đại diện cho khoảng 76% lượng khí thải toàn cầu, như Trung Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu… Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050. Một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070… Ngoài ra, hơn 1.200 công ty đã đưa ra các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học, và hơn 1.000 thành phố, hơn 1.000 tổ chức giáo dục và hơn 400 tổ chức tài chính cũng đã tham gia vào mục tiêu này. Một liên minh ngày càng rộng lớn giữa các quốc gia, thành phố, doanh nghiệp và các tổ chức đang tập hợp, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không.
Carbon mitigation là gì?
Định nghĩa của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) đưa ra rằng Mitigation – Giảm thiểu (biến đổi khí hậu): là sự can thiệp của con người nhằm giảm lượng khí thải hoặc tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính, mục đích cuối là ngăn chặn biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Khi mọi người nói về “giảm nhẹ”, họ thường tập trung vào nhiên liệu hóa thạch – than, dầu và khí tự nhiên – được sử dụng để sản xuất điện và chạy ô tô, xe buýt và máy bay. Nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí nhà kính, bao gồm cả carbon dioxide. Khi những khí này được giải phóng, chúng sẽ tồn tại trong khí quyển. Sau đó, chúng giữ nhiệt và làm ấm hành tinh .
Một số cách giảm thiểu biến đổi khí hậu bao gồm sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió thay cho các nhà máy điện đốt than; làm cho các tòa nhà, thiết bị và phương tiện tiết kiệm năng lượng hơn để sử dụng ít điện và nhiên liệu hơn; và thiết kế các thành phố để người dân phải lái xe ít hơn. Bảo vệ rừng và trồng cây cũng có ích vì cây hấp thụ khí nhà kính từ khí quyển và khóa chúng lại.
Carbon removal là gì?
Carbon removal – loại bỏ carbon dioxide là hành động lấy carbon dioxide ra khỏi khí quyển và lưu trữ nó vĩnh viễn và bền vững. Điều này còn được gọi là bể chứa carbon. Đây là bất cứ thứ hay hành động gì nhằm hấp thụ nhiều carbon từ khí quyển hơn là thải ra, chẳng hạn như thực vật, đại dương và đất. Bất kỳ hoạt động nào khác đều được coi là cho ra nguồn carbon, giải phóng nhiều carbon vào khí quyển hơn mức hấp thụ, ví dụ như đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc phun trào núi lửa.
Lượng carbon dioxide trong không khí đã tăng lên trong nhiều năm. Vào năm 2019, số lượng này nhiều hơn 50% so với cuối những năm 1700. Trồng cây và phục hồi đồng cỏ có thể loại bỏ carbon dioxide trong không khí. Ngoài ra còn có các công nghệ loại bỏ carbon dioxide lưu giữ nó dưới lòng đất hoặc trong bê tông, nhưng đây là những công nghệ mới và chưa được sử dụng rộng rãi.
Backstage News
Theo The Conversation, CarbonCredits.com, Daniil Gladky
(còn tiếp)