Dưới đây là các vị trí trong hệ thống của một ekip tổ chức sự kiện dạng chương trình biểu diễn nghệ thuật hoặc lễ hội với quy mô trung bình trở lên. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất chất tham khảo, thực tế các nhân sự trong sự kiện được sắp xếp linh động và một nhân sự có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau.
Nội dung
8. Ticket sales manager – Điều hành bán vé
Người phụ trách hoạt động bán vé có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến vé, bao gồm thiết kế, in ấn, thu thập dữ liệu khách hàng, phân phối vé, v.v… Họ cần các kỹ năng rất đa dạng, phần lớn là để trao đổi với khán giả để việc bán vé hiệu quả, kỹ năng thuyết phục và thương lượng.
9. Catering Management – Quản lý dịch vụ ăn uống
Người quản lý dịch vụ ăn uống có trách nhiệm trong việc đảm bảo khách hàng hài lòng về dịch vụ, đồ ăn, thức uống trong sự kiện. Vai trò ưu tiên hàng đầu của họ là cung cấp dịch vụ, trang trí các món ăn trong sự kiện, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh cũng như chi phí cho phép.
Họ cũng kết nối với các Quản lý và Điều phối sự kiện để quyết định ngân sách, đưa ra những phương án bảo quản thực phẩm phù hợp với từng loại sự kiện. Nhất là với các sự kiện dài ngày, họ còn cần đảm bảo đồ ăn luôn sẵn sàng cho từng ngày/từng buổi.
Các phẩm chất cần có ở họ là khả năng giữ bình tĩnh trong môi trường áp lực, kiến thức về công nghệ thực phẩm, khả năng truyền đạt thông tin tốt, kỹ năng tổ chức. Cung cấp dịch vụ của mình một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hợp lý nhất có thể trong kế hoạch tổ chức sự kiện mẫu.
10. Lighting Operator – Lập trình ánh sáng
Người lập trình ánh sáng sẽ làm việc trong mọi buổi tổng duyệt và setup cho sự kiện. Họ có những trang thiết bị và các ký hiệu riêng biệt để vận hành thiết bị từ bàn điều khiển. Họ cũng phải chịu trách nhiệm setup và vận hành hệ thống ánh sáng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc chương trình.
11. Sound operator – Lập trình âm thanh
Giống như lập trình ánh sáng, người lập trình âm thanh làm việc tại khu vực bàn điều khiển trong sự kiện. Họ còn có thể phụ trách điều khiển cả hệ thống trình chiếu (nếu có).
Có trách nhiệm kiểm tra các thiết bị trước buổi diễn, setup và quản lý hệ thống âm thanh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chương trình. Với hệ thống thiết bị phức tạp, họ luôn luôn phải có mặt trong các buổi tổng duyệt để khớp với kịch bản chương trình và đảm bảo những hiệu ứng âm nhạc, âm thanh được trình diễn hiệu quả.
12. Director – Đạo diễn
Đạo diễn thuộc quyền quản lý của Chỉ đạo nghệ thuật và có trách nhiệm giám sát chất lượng nghệ thuật chung của toàn bộ quá trình sản xuất, hỗ trợ tổ chức sự kiện. Họ làm việc về ngân sách với Quản lý sản xuất và phối hợp với bộ phận thiết kế để đảm bảo các ý tưởng, kịch bản của chương trình được thực hiện xuyên suốt. Đạo diễn cũng có trách nhiệm chỉ đạo các diễn viên biểu diễn và bộ phận sản xuất thực hiện công việc theo yêu cầu của kế hoạch tổ chức sự kiện mẫu.
13. Administrator – Quản lý hành chính
Quản lý hành chính chịu trách nhiệm các vấn đề về tiền lương, quyền lợi và chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên. Họ cũng phân bổ nguồn lực tài chính trong công ty đến các bộ phận, kiểm soát tài chính tránh lãng phí.
14. Production Manager – Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất có trách nhiệm điều phối nhân viên sản xuất các hạng mục phục vụ cho sự kiện và giám sát toàn bộ công việc từ thời gian bắt đầu chuẩn bị cho đến tận khi buổi tổng duyệt kỹ thuật của sự kiện kết thúc. Họ cũng là người chịu trách nhiệm cho Quản trị rủi ro trong sự kiện, đảm bảo quá trình làm việc an toàn và đúng tiến độ.
Thanh Thảo – Backstage VN
Nguồn tổng hợp