• Về Backstage News
Chủ Nhật, 06/07/2025
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Quốc Tế
    • Sự Kiện Trong Nước
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình
Không có kết quả
View All Result
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Quốc Tế
    • Sự Kiện Trong Nước
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình
Không có kết quả
View All Result
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
Không có kết quả
View All Result

Chính sách đãi ngộ đối với các chuyên ngành nghệ thuật sân khấu truyền thống

quangthanhBởi quangthanh
04/08/2023
Chuyên mụcCuộc Sống Sự Kiện

Thông tin 20 chuyên ngành trong nhóm nghệ thuật trình diễn có mặt trong danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH vừa được ban hành khiến người quan tâm tới nghệ thuật nước nhà, nhất là nghệ thuật sân khấu truyền thống rất vui mừng. Chưa phải là giải pháp trọn vẹn, nhưng đây vẫn được đánh giá là chính sách góp phần gỡ bí cho đầu vào của nhiều chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật.

Nội dung

Nhân lực cho nghệ thuật truyền thống – Thiếu ngay từ đầu vào

Trong bối cảnh các ngành nghệ thuật đều gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với những phương tiện giải trí mới của xã hội hiện đại thì khẩu hiệu đó bỗng trở nên khó thực hiện. Thực trạng khan hiếm nhân lực trong ngành nghệ thuật biểu diễn đã ở mức báo động, như ý kiến của NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tại một hội thảo về văn hóa: “Trong khi truyền hình, điện ảnh đang “nở rộ” những gương mặt trẻ thì sân khấu lại phải đối mặt với bài toán khủng hoảng diễn viên trẻ, nhất là diễn viên tài năng đủ sức để gìn giữ “ngón nghề cha ông”.

Theo thống kê của Cục Nghệ thuật biểu diễn, số diễn viên trong độ tuổi 20 – 25 ở các đơn vị sân khấu cả nước chỉ chiếm tỷ lệ 5,6%, từ 25 – 30 tuổi cũng chỉ chiếm 42,3%. Ở Nhà hát Tuồng Việt Nam, phần lớn diễn viên đều đã ngoài 40,50 tuổi. Trong khi đó, Nhà hát Cải lương Việt Nam có khoảng hơn 30 diễn viên được coi là trẻ thì lượng đào kép chỉ chiếm khoảng 20%. Bất cập dễ nhận thấy là nhiều diễn viên đã hết tuổi làm nghề nhưng chưa đến tuổi về hưu. Cho nên, xét về chỉ tiêu, các đơn vị cơ bản vẫn đủ người, song thực tế thì khan hiếm đến mức báo động nguồn nhân lực sung sức. Ngay với các cuộc thi tìm kiếm tài năng sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, Nhà nước cũng buộc phải đưa ra quy định về độ tuổi thí sinh tham dự là dưới 33 – lứa tuổi mà ở loại hình nghệ thuật nào cũng không còn được coi là trẻ”.

Một buổi trình diễn tuồng (Ảnh: báo Nhân dân online)

Thiếu diễn viên trẻ kế nghiệp là điều đáng sợ đối với nghệ thuật biểu diễn, ngành nghệ thuật lấy con người diễn viên làm trung tâm, mọi yếu tố chỉ là phụ trợ. Trước đây các nghệ nhân là những người gìn giữ, truyền nghề để nghệ thuật truyền thống mãi trường tồn trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Vậy mà hiện nay, nguy cơ đứt gãy vẫn tồn tại, và nếu đứt đoạn kế thừa, nghệ thuật truyền thống sẽ mất vốn liếng, không còn tồn tại.

Tình trạng này trở thành cấp bách khi đầu vào của các trường đang gặp rất nhiều khó khăn ở khâu tuyển sinh. Nhiều đơn vị đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu hằng năm, có trường vì vậy phải cho giáo viên nghỉ bớt vì quá ít sinh viên, như Trường Đại học Nghệ thuật Huế; một số trường phải đóng ngành đào tạo vì không có người học.

Nguyên nhân

Từ lâu, những nam thanh, nữ tú có tài năng, có thanh, có sắc đã không còn đầu quân cho nghệ thuật truyền thống vốn bị đánh giá là có phần lạc hậu trong xã hội hiện nay. Với tố chất tài năng và thanh sắc, họ tìm đến với những ngành nghệ thuật dễ nổi tiếng, dễ kiếm sống và thành đạt hơn. Ngược lại nghệ thuật truyền thống, để thành đạt, được người trong nghề thừa nhận quá vất vả, đòi hỏi phải rèn luyện, học tập không ngừng nghỉ hàng chục năm mà cuộc sống vẫn không “thoát nghèo” vì đồng lương eo hẹp, vì cát xê rất thấp.

Sinh viên tại trường Sân khấu – Điện ảnh (Ảnh: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)

Chế độ phụ cấp cho việc luyện tập và biểu diễn dù đã được nâng lên nhưng vẫn ở mức rất thấp, chưa có tác dụng kích thích, động viên người nghệ sĩ toàn tâm, toàn ý với công việc, lại càng khó trở thành viễn cảnh tươi đẹp mà các bạn trẻ có thanh có sắc, có tài năng thiên phú yêu thích và phấn đấu. Những tâm sự đắng đót của những NSND được người người biết mặt thuộc tên về mức lương, sự ưu đãi ngành nghề khiến các bạn trẻ lại càng khó hạ quyết tâm dấn thân, “bỏ” cuộc đời mình để học hỏi, để hết tâm hết sức với nghệ thuật truyền thống. Chưa kể, quá trình học hỏi, cũng có sự thanh lọc nhất định vì khả năng của mỗi người chưa thật phù hợp.

Những chính sách hỗ trợ ngành học

Ở các trường nghệ thuật, người học các chuyên ngành Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối… được giảm 70% học phí, được nhận học bổng, hỗ trợ tác phẩm tốt nghiệp… Với những gia đình có thu nhập thấp, đây quả thực cũng là điều mà nhiều thanh niên tính đến. Nhiều NSND đã thành danh vẫn còn rưng rưng khi kể, ngày đó gia nhập ngành học vì trúng tuyển và vì đi học không phải đóng học phí, gia cảnh nghèo nên thành có duyên với nghề. Đó cũng là lý do để khá nhiều diễn viên các ngành sân khấu kịch hát thường ở những địa phương kinh tế chưa phát triển.

Tiết mục cải lương của sinh viên Hà Nội (Ảnh: Báo Dân trí)

Theo thông tin Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2023/TTBLĐTBXH ngày 15/6/2023, về việc quy định danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đã bổ sung thêm nhiều chuyên ngành mới, đáng chú ý, 20 chuyên ngành (trình độ Trung cấp) thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn (Dân ca, Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch múa, Múa dân gian dân tộc, Xiếc… ) được xếp vào danh mục này khiến các chuyên gia, nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật rất vui mừng. NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết, trước đây, Bộ VHTTDL, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế từng tiến hành đo cường độ lao động dựa trên nhịp tim và các chỉ số khác của nghệ sĩ biểu diễn và thấy rằng, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực Xiếc, Tuồng và bộ hơi là vất vả, nặng nhọc nhất.

Rất nhiều nghệ sĩ tâm sự, khi nhập vai diễn, họ bị ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng, khó xả vai nếu vai diễn quá thuyết phục và bi thương… Lao động nghệ thuật đòi hỏi sự xả thân, hết tâm sức cho hình tượng, và nhiều nghệ sĩ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống do sinh hoạt không bình thường để thích ứng với nghề.

Vẫn cần nhiều hơn nữa để thu hút nhân lực có tài cho ngành

Có những chính sách ưu tiên, ưu đãi cho những ngành nghệ thuật đặc thù là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Muốn thu hút nhân tài tới với ngành, cần thực hiện đồng bộ rất nhiều biện pháp, có thêm nhiều chính sách tốt hơn nữa để chấn hưng nghệ thuật truyền thống, để các tác phẩm sân khấu truyền thống hấp dẫn người xem, đời sống nghệ sĩ được đảm bảo, vị thế của ngành sân khấu truyền thống được nâng cao trong xã hội hiện đại… thì mới thu hút được người trẻ.

Các sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội trong buổi tốt nghiệp (Ảnh: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)

Khi đã thu hút được người tài thì vòng quay với những tín hiệu tích cực sẽ đến, tạo ra nhiều hơn nữa cơ hội để ngành phát triển mạnh mẽ hơn. Chỉ khi đó, nghệ thuật truyền thống mới hết nỗi lo thiếu nhân lực kế thừa, không còn sự canh cánh nỗi lo mai một nghệ thuật ông bà ta dày công vun đắp qua bao thế hệ.

Backstage News

Theo tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

Đọc thêm: Diễn viên điện ảnh, chỉ huy âm nhạc… thuộc danh mục ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Tags: Cát-xê nghệ sĩNhân sự nghề sự kiện
Bài trước

Hé lộ sân khấu chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện”

Bài tiếp theo

Beyoncé bán vé “chỉ ngồi nghe” với giá cao khiến nhiều khán giả tức giận

Bài viết liên quan

9 tips lưu ý chụp ảnh sự kiện
Cuộc Sống Sự Kiện

9 tips cần nhớ khi chụp ảnh tại sự kiện

04/07/2025

Bất kỳ ai cũng có thể giơ điện thoại lên và ghi lại vài tấm ảnh tại một buổi concert hay hội thảo. Nhưng để chụp được...

Xem thêm
Defqon 1 xây dựng cộng đồng fan 2
Cuộc Sống Sự Kiện

Defqon.1 – Hành trình xây dựng cộng đồng âm nhạc bền vững bằng bản sắc

01/07/2025

Defqon.1 thêm một lần nữa đón chào đón hơn 65.000 khán giả đổ về Biddinghuizen (Hà Lan). Đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp, lễ hội âm...

Xem thêm
sân khâu tour diễn Circus Maximus của travis scott 8
Cuộc Sống Sự Kiện

Sân khấu tour diễn Travis Scott: “Thế giới hậu tận thế” hỗn loạn và điên cuồng

27/06/2025

Sau khi chính thức khởi động từ cuối năm 2023, tour diễn Circus Maximus của Travis Scott đã nhanh chóng khẳng định vị thế là một trong...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Logistics concert là gì và vì sao quyết định sự thành bại của một tour lưu diễn?

26/06/2025

Logistics concert bao gồm toàn bộ các công việc liên quan đến việc lập kế hoạch, phối hợp và vận chuyển thiết bị, con người và các...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Nhìn thấy điều gì từ việc VPBank mời G-Dragon: Khi concert không chỉ là “một cuộc chơi PR”

26/06/2025

VPBank không đơn thuần mời “ông hoàng Kpop” G-Dragon biểu diễn – họ biến concert thành một phễu chuyển đổi toàn diện. Đến thời điểm hiện tại,...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Màn hình LED tại các sự kiện ngoài trời: Làm sao sống sót giữa mưa bão khắc nghiệt?

19/06/2025

Tại những sự kiện ngoài trời quy mô lớn, màn hình LED không chỉ là thiết bị hiển thị mà còn là trung tâm cảm xúc, kết...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai D5,D6 tiếp tục “trình làng” công nghệ mới

12/06/2025

Trong hai đêm diễn concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai D5,D6, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống RoboSpot Follow System được lắp đặt kết...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Tour diễn Wasteland Realm của Trần Sở Sinh: “Tác phẩm nghệ thuật” hoành tráng

11/06/2025

Một lần nữa, Trần Sở Sinh - nghệ sĩ tiên phong trong làn sóng nghệ thuật trình diễn châu Á đã khiến nhiều người thán phục với...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Delay Tower – công nghệ sử dụng trong concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là gì?

05/06/2025

Trong các sự kiện âm nhạc quốc tế, Delay Tower là một thiết bị quen thuộc, không chỉ giúp khán giả ở xa vẫn nghe rõ từng...

Xem thêm
Cuộc Sống Sự Kiện

Những lưu ý “đắt giá” khi thi công sự kiện tại khu vực Tượng đài Cảm tử – phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

03/06/2025

Tọa lạc giữa trung tâm thủ đô, Tượng đài Cảm tử (còn gọi là Vườn hoa Đền Bà Kiệu) nằm ngay cửa ngõ của phố đi bộ...

Xem thêm
Xem thêm
Bài tiếp theo
Beyoncé bán vé chỉ ngồi nghe

Beyoncé bán vé “chỉ ngồi nghe” với giá cao khiến nhiều khán giả tức giận

  • Trang chủ
  • Sự Kiện
  • Khám Phá
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình

Backstage News TRANG MẠNG XÃ HỘI NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM
Địa chỉ văn phòng: 43A Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Email: hello@backstage.vn
Hotline: (+84)8 1800 6389
Bản quyền thuộc về Công ty CP Truyền thông & Sự kiện Backstage, giấy phép ĐKKD số 0108104540 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp ngày 26/12/2017.
Giấy phép MXH số 62/GP-BTTTT ký ngày 18/03/2024.
DMCA.com Protection Status

Không có kết quả
View All Result
  • Đăng nhập
  • Đăng Ký
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Trong Nước
    • Sự Kiện Quốc Tế
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình
  • Về Backstage News

Backstage News TRANG MẠNG XÃ HỘI NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM
Địa chỉ văn phòng: 43A Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Email: hello@backstage.vn
Hotline: (+84)8 1800 6389
Bản quyền thuộc về Công ty CP Truyền thông & Sự kiện Backstage, giấy phép ĐKKD số 0108104540 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp ngày 26/12/2017.
Giấy phép MXH số 62/GP-BTTTT ký ngày 18/03/2024.
DMCA.com Protection Status

Chào Mừng!

Đăng nhập vào tải khoản của bạn

Quên mật khẩu? Đăng Ký

Tạo Tài Khoản Mới

Điền vào các mẫu dưới đây để đăng ký

Không để trống các trường. Đăng Nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên đăng nhập hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng Nhập