Trong báo cáo mới nhất, giải đua F1 đã thông báo khoản thiệt hại lên tới hơn 200 triệu USD về doanh thu trong quý I năm 2020.
Giải đua F1 bị ảnh hưởng doanh thu nghiêm trọng
Vấn đề thương mại cũng sẽ là một bài toán khó cho Carey và các cộng sự, đặc biệt là những thỏa thuận với từng địa điểm tổ chức, các nhà tài trợ và các bên liên quan khác. Tiền là một yếu tố quan trọng trong khi cân nhắc sắp xếp lịch trình đua năm nay bởi giải đầu cần phải hoàn thành các nhiều chặng đua càng tốt, kể cả là sự kiện ‘đóng cửa’.
Chúng ta biết được rằng nếu số chặng đua ở mức dưới con số 15, giải đua F1 phải bắt đầu hoàn lại một phần cho các đơn vị truyền hình đã trả cho toàn bộ mùa giải. Câu chuyện tương tự cũng sẽ áp dụng với những nhà tài trợ chính như DHL hay Heineken dù không rõ trong hợp đồng giữa 2 bên có điều khoản nào liên quan đến điều này hay không?
Trong báo cáo mới nhất, giải đua F1 đã thông báo khoản thiệt hại lên tới hơn 200 triệu USD về doanh thu trong quý I năm 2020. Theo đó, doanh thu giảm từ 246 triệu USD cùng kỳ năm 2019 xuống chỉ 39 triệu đầu năm nay, trong đó bao gồm sự mất đi của chặng đua tại Australia và Bahrain. Dù các sự kiện này đã trả trước phí tổ chức năm nay nhưng F1 đã làm rõ là họ không tính khoản đó là doanh thu, tương tự với các thỏa thuận về truyền hình cũng như tài trợ khác.
Doanh thu chính gồm phí tổ chức cuộc đua, hợp đồng phát sóng và tài trợ, chủ yếu cho các hoạt động ngoài đua xe giảm từ 198 triệu USD xuống 13 triệu USD. Doanh thu khác giảm từ $48 triệu xuống $26 triệu. Ngoài ra, F1 đã nỗ lực giảm chi phí vận hành xuống $43 triệu từ $52 triệu, chủ yếu là bởi việc vận chuyển đến Australia và việc cho nhân viên nghỉ phép cũng như nhận hỗ trợ từ Chính phủ mới bắt đầu từ tháng 4, nên sẽ được tính vào chi phí quý II.
Giải đua F1 muốn tạo ra được doanh thu trong thời điểm bất thường như hiện tại, để có thể “nuôi sống” giải đấu. Tuy nhiên 22 chặng đua tương ứng với 22 mô hình kinh doanh khác nhau, một vài trong số đó có đôi chút tương đồng, ví dụ như Abu Dhabi và Bahrain ở vùng Trung Đông.
Một vài sự kiện được quản lý bởi các công ty tư nhân, như Silverstone, số khác được quản lý bởi chính quyền khu vực, vùng hay quốc gia tùy theo mức độ. Vì thế, các cuộc đàm phán sẽ cần điều chỉnh để phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Các chặng đua tại châu u có lẽ sẽ chỉ chấp nhận thỏa thuận chi trả khoản phí tổ chức thấp bởi sẽ có nhiều chặng đua không có khán giả nếu không sẽ không có lý do nào khiến họ quyết định tổ chức chặng đua trong điều kiện này cả. Các sự kiện ở châu lục khác là vấn đề hoàn toàn khác bởi 2 lý do.
Thứ nhất là chi phí để tới được những địa điểm tổ chức và thứ 2 là hầu hết trong số này đều được hỗ trợ bởi chính phủ nếu chủ yếu các cuộc đua được sử dụng để quảng cáo TV trên toàn cầu.
Chi phí vận chuyển là yếu tố không thể xem nhẹ. 7 chiếc máy bay Boeing 747 được lấp đầy với những chiếc xe đua, chi tiết dự phòng, các trang thiết bị của FIA/F1 cùng với 2 chiếc xe an toàn và 2 xe y tế. Chỉ đưa chúng vòng quanh thế giới thôi cũng đã tiêu tốn một khoản tương đối, và điều đó cũng lý giải tại sao F1 muốn có một lịch trình đơn giản theo trình tự châu Á, châu Mỹ, và Trung Đông, giảm thiểu triệt để chi phí logistics.
Nhưng cũng chính vì lẽ đó, các chặng đua “xa nhà” thường có phí tổ chức cao và chắc chắn F1 muốn thu về được khoản phí này. Hơn nữa, sẽ không có chỗ cho tất cả các ‘ứng viên’ nên ở đâu sẵn sàng ‘móc hầu bao’ chi ra một khoản đại diện sẽ có cơ hội lớn được tổ chức.
Vậy những chặng đua nào ít có khả năng diễn ra?
Một sự kiện gặp vấn đề là Austin khi một phần khoản tiền hỗ trợ của họ đến từ bang Texas, nhưng dựa vào việc hàng vạn người đổ về đây để tham dự sự kiện cũng như chi tiêu ở khu vực này. Nếu US GP tổ chức không có khán giả, khoản hỗ trợ này sẽ không thể được đảm bảo.
Montreal và Singapore cũng có hoàn cảnh tương tự khi họ nhờ cậy rất lớn vào sự xuất hiện của khán giả. Riêng đối với Singapore, là một đường đua phố, họ phải đối mặt với vấn đề logistics, đóng cửa đường phố và dựng đường đua. Viễn cảnh xấu nhất với họ chính là những gì đã xảy ra tại Australia, khi mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất nhưng chặng đua bị hủy vào phút chót.
Canada cũng gặp vấn đề logistics khi Gilles Villeneuve là trường đua bán cố định, và thời tiết vào khoảng tháng 10-11 là bất khả thi cho họ có thể tổ chức chặng đua. Baku cũng sẽ cần được thông báo ít nhất 3 tháng trước khi tổ chức để có thể chuẩn bị với 7000 nhân công làm việc. Dù được chính phủ hỗ trợ hoàn toàn, họ vẫn cần xác nhận thời gian tổ chức chính xác mới có thể bắt tay vào việc.
Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là liệu các đường đua có sẵn sàng tổ chức vào thời điểm này hay không? Việc bắt đầu lại F1, hay bất kỳ môn thể thao nào khác, là minh chứng cho sự trở lại bình thường của cuộc sống và mang lại một điều tích cực cho mọi người cùng thưởng thức. Nhưng trong suy nghĩ của những đơn vị tổ chức chặng đua, đặc biệt là những tổ chức có liên kết gần với chính phủ, họ lại không muốn chịu rủi ro quá lớn trong thời điểm nhạy cảm này.
Nếu họ quyết định tổ chức chặng đua, đồng nghĩa với việc họ sẽ đưa chính người dân sinh sống xung quanh đường đua vào nguy hiểm với rủi ro lây nhiễm từ người ngoài. Ngay cả khi tình hình dịu xuống, một sự kiện “đóng cửa” trở nên khả thi để tổ chức, họ cũng sẽ cảm thấy không thích hợp để làm như vậy. Chase Carey và chuyên gia sắp xếp lịch trình của ông, Chloe Targett-Adams phải đối diện với một nhiệm vụ gần như bất khả thi, khi phải “lắp” những ‘mảnh ghép’ vào với nhau khi tình hình thay đổi từng ngày.
Mọi chuyện đều có thể xảy ra, ngay cả khi các chặng ngoài châu Âu trở nên không thực tế nữa, một địa điểm khác ở “lục địa già” sẽ có thể được cân nhắc tới để ‘lấp’ vào chỗ trống đó. Những gì ông Chase Carey và các cộng sự đang làm với lịch trình năm 2020 chưa từng có tiền lệ và có lẽ cũng sẽ khó có cơ hội tái hiện trong tương lai. Những thay đổi chưa có hồi kết và những thách thức không tưởng đang chờ đợi họ vượt qua thời gian tới.