Chắc hẳn những câu nói trên dường như rất quen thuộc với những người làm sự kiện như chúng ta. Trong 1 chương trình, hình ảnh là điều rất quan trọng và điều khộng thể thiếu trong mỗi sự kiện đó là những sản phẩm in ấn. Từ chiếc backdrop, photo corner, standee, banner đến chiếc vé mời, quà tặng hay tài liệu sử dụng trong chương trình. Tất cả đều thuộc về in ấn.
“Anh ơi, mẫu này anh in cho em chất liệu bạt hiflex căng khung anh nhé, kích thước như thế này… như thế này…”
“Cái này anh in PP nha, kích thước như này…, đục ure 4 đầu cho em treo giá X standee anh nha”
“Bộ tờ rơi này in giấy C200, kích thước…, anh in cho em bằng này bản nha”
Chắc hẳn những câu nói trên dường như rất quen thuộc với những người làm sự kiện như chúng ta. Trong 1 chương trình, hình ảnh là điều rất quan trọng và điều không thể thiếu trong mỗi sự kiện đó là những sản phẩm in ấn. Từ chiếc backdrop, photo corner, standee, banner đến chiếc vé mời, quà tặng hay tài liệu sử dụng trong chương trình. Tất cả đều thuộc về in ấn.
Ngành in ấn cùng với nền khoa học công nghệ phát triển thì hiện nay không chỉ in trên các chất liệu thông thường như giấy mà việc thể hiện hình ảnh còn đa dạng hơn rất nhiều và thực hiện trên nhiều chất liệu khác nhau.
Trong khuôn khổ bài viết, Backstage Event xin giới thiệu 1 số những chất liệu và kỹ thuật in thường được sử dụng trong tổ chức sự kiện, để các event-er có thể nắm rõ hơn bản chất của công việc này và có sự lựa chọn đúng đắn cho những sự kiện của mình.
Nội dung
1. GIẤY IN
– Giấy Ford: Là loại giấy phổ biến nhất, thông dụng nhất thường thấy đó là giấy A4. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head(giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh…
– Giấy Glossy là một loại giấy in ảnh.loại giấy trắng bóng. Bề mặt có một lớp phủ đặc biệt cho màu sắc tươi sáng và sắc nét. Thấm mực nhanh, mau khô.
– Giấy Bristol : Có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời… định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.
– Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (các bạn có thể xem mẫu hộp kem đánh răng, hộp khăn giấy…)
– Giấy Couche : Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure… Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Mẫu giấy này dùng nhiều trong in ấn quảng cáo, và sự kiện.
– Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
– Giấy Duplex : Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. Mẫu giấy này thường sử dụng in các hộp thiết bị, nó gần giống với bìa carton.
– Giấy Crystal : có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.
– Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc… in bằng khen, thiệp cưới… các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa…
2. HIFLEX
Hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt. Bạt hiflex là chất liệu thông dụng nhất được sử dụng để in backdrop, photo conner, billboard, banner, stadee, bandrol … Và còn được sử dụng làm mái, dù che.
-Loại mỏng: 0.32 ÷ 0.34 mm ( Bandroll)
-Loại trung: 0.36 ÷ 0.38 mm ( Mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu…)
-Loại dày : 0.46 mm ( Pano, biển tấm lớn).
Khổ bạt thường là 3.2m
3. DECAL
– In phun bằng máy in KTS, nhưng nó có một lớp keo và người ta dùng để dán lên ….tất cả những gì có thể dán như Mica, kính, formex…
Có 2 loại decal: decal trắng và decal trong. Loại trong đặc biệt dùng để dán lên kính để che bớt không gian bên trong
4. PP
PP thừa hưởng được các tính năng của HIflex nhựa độ bền cao, dai và khả năng bám mực tốt, và loại bỏ được mùi hôi đặc trưng của Hiflex.
PP dùng trong ngoài trời và trong nhà sẽ dùng 2 chất liệu khác nhau về độ dai và bền, PP ngoài trời sẽ dày hơn để thích ứng với môi trường khắc nghiệt bên ngoài.
Hình ảnh in trên PP cũng rõ ràng sắc nét hơn trên Hiflex
Khổ in thông dụng là 1.5m
in bằng mực nước vì vậy ít khi người ta xài PP để dán ngoài trời nhưng nó lại bóng hơn decal nên tuỳ việc mà người ta sử dụng loại nào cho phù hợp và cũng có một lớp keo để dán .
Nhưng decal dán vào lột ra thì dễ chứ PP dán vào lột ra thì …
5. VẢI CANVAS
– Được làm bằng chất liệu vải nhân tạo có tráng 1 lớp nhựa mỏng, chuyên dụng trong lĩnh vực dịch vụ ảnh nghệ thuật, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun, khả năng hấp thụ mực tuyệt vời, thích hợp nhất cho mực in Pigment.
– Vải canvas thích hợp cho sử dụng in ấn outdoor nhưng không bền bằng hiflex. Độ rủ cao hơn hiflex nên có thể dùng làm cờ phướn. Hạn chế: khi bị nhầu dễ để lại vết rất khó coi.
6. VẢI SILK
– Được làm bằng chất liệu tơ nhân tạo (một dạng khác của Polyester), có một mặt bóng láng và trơn , độ trắng 96%, chuyên dụng trong lĩnh vực dịch vụ ảnh nghệ thuật, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun.
– Vải silk được sử dụng indoor nhiều hơn, nhưng thực tế thì cũng không gặp vấn đề gì nhiều khi sử dụng ngoài trời
7. CHẤT LIỆU KHÁC
Các chất liệu sứ, gỗ, gạch, đá, áo (1 dạng in lụa), bóng bay, mica, thủy tinh… cũng là những chất liệu sử dụng trong in ấn của sự kiện, thường được dùng nhiều làm quà tặng.
Gần đây có 1 dịch vụ in hình lên bánh gato cũng khá hấp dẫn và đặc biệt hình in có thể sử dụng để ăn được.
Tóm lại, hầu hết các vật liệu đều có thể sử dụng để in ấn hình ảnh phục vụ sự kiện. Tùy vào tính chất và công dụng của từng loại mà chúng ta có những lựa chọn phù hợp để sử dụng cho mục đích của mình.