Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất trên thế giới, hầu hết những ngành công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, thương mại... và bao gồm cả ngành tổ chức sự kiện đang tạo ra một lượng lớn carbon và chất thải.
Nội dung
NET ZERO là gì?
Net Zero được hiểu là mục tiêu đạt được sự cân bằng giữa phát thải khí nhà kính (GHG) do con người tạo ra và loại bỏ chúng khỏi bầu khí quyển bằng các hình thức hạn chế carbon dài hạn.
Nói về mục tiêu cân bằng và bảo vệ môi trường, Net Zero Carbon Events được tạo ra để kết nối ngành tổ chức sự kiện trên toàn cầu với phong trào không khí sạch vào năm 2025 do Joint Meetings Industry Council (JMIC) tổ chức. Mục tiêu đó gắn với những nội dung được đề cập tại Hội nghị COP26 và COP27 (UN Climate Change Conference – Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc), đạt mức “phát thải ròng bằng 0″ (Net Zero) vào 2050.
Mâu thuẫn giữa sự kiện và môi trường
Hội thảo về khí hậu ở Paris 2015 – 2016 là một ví dụ dở khóc dở cười khi xem xét dưới khía cạnh sự kiện tác động tới môi trường. Với hơn 50.000 người tham dự dưới hình thức di chuyển hàng không, thật trớ trêu khi những người vừa cố gắng buộc ngành tổ chức sự kiện trở nên “xanh” hơn, vừa phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải nhà kính xả ra bằng chính phương tiện họ sử dụng. Chỉ riêng hội nghị trên đã thải ra hơn 300.000 tấn CO2.
Hầu hết các sự kiện diễn ra trên thế giới hiện nay đều chưa đạt được trạng thái Net Zero. Hàng năm, hoạt động của ngành tổ chức sự kiện toàn cầu luôn tác động lớn tới môi trường, toàn ngành nắm giữ 10% lượng khí thải CO2 toàn cầu chưa được loại bỏ (Theo nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications).
Sự kiện tác động tới môi trường như thế nào?
Sự kiện phát thải khí nhà kính bằng những hình thức:
- Hoạt động di chuyển bằng các phương tiện (của ban tổ chức, của người tham dự,…).
- Để lại môi trường các loại rác thải nhựa khó tiêu hủy khác nhau (banner, băng rôn, xốp, các chất liệu sản xuất khó tái chế,…).
- Hoạt động sản xuất, cung cấp, vận chuyển và tiêu thụ lương thực, thực phẩm (đối với các sự kiện có hoạt động cung cấp đồ ăn, thức uống gồm tiệc cưới, hội thảo,…).
Ngoài ra còn các hình thức khác như sử dụng điện tăng cao, gây lãng phí (sự kiện công nghệ, lễ hội âm nhạc, giải trí,…).
Trong phần sau, Backstage sẽ gợi ý cho những nhà tổ chức sự kiện và doanh nghiệp những cách làm để hạn chế lượng phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu sự kiện “xanh” trong tương lai.
Anh Tuấn – Backstage VN
Xem thêm: