Sân nhà của câu lạc bộ Galatasary đã từng đạt kỷ lục Guinness thế giới về số lượng tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái.
Sân vận động Nef của câu lạc bộ Galatasary đươc lắp đặt 10.404 tấm pin mặt trời và sản lượng điện 4,2 megawatt, Galatasaray sẽ tiết kiệm được 4,5 triệu kilowatt điện mỗi năm.
Theo mô hình kinh doanh dựa trên hiệu suất, sân vận động sẽ tự tạo ra điện và trở thành hình mẫu về tiết kiệm năng lượng. Hơn 10.000 tấm pin mặt trời được lắp trên mái của sân vận động, có thể sản xuất ra 4.650 MWh năng lượng điện, tương đương với mức tiêu thụ của khoảng 2.000 hộ gia đình trong một năm. Năng lượng từ các tấm pin mặt trời trên mái cung cấp 63-65% điện cho sân vận động, phần còn lại cung cấp điện cho thành phố.
Theo Ali Çelikkıran, giám đốc sân vận động, lượng năng lượng tiết kiệm được từ các tấm pin tương đương với nhu cầu sử dụng của 2.000 ngôi nhà và cắt giảm 3.250 tấn carbon mỗi năm. Về mặt tự nhiên, ông ước tính con số này tương đương với việc tiết kiệm khoảng 200.000 cây xanh trong 25 năm.

Burak Elmas, chủ tịch Galatasaray Sports Club, cho hay đây là dự án lớn nhất thế giới về sản lượng điện mặt trời lắp đặt trên mái một sân vận động thể thao. Đây cũng là dự án đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai trên mái sân vận động với mô hình kinh doanh dựa trên hiệu suất.
Lãnh đạo câu lạc bộ nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tài nguyên trong nước và tái tạo. Những nỗ lực này nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng mua từ nước ngoài và có ý nghĩa cho các thế hệ sau.
Trong chín năm nữa, hợp đồng của Galatasaray đơn vị nhà thầu sẽ kết thúc và quyền kiểm soát hoàn toàn sẽ thuộc về câu lạc bộ. Từ đó trở đi, câu lạc bộ sẽ không phải trả tiền điện cho bất kỳ ai khác, trong khi vẫn tiếp tục kiếm tiền từ việc bán điện dư thừa.
Ngoài sân vận động của Galatasaray,các sân vận động bóng đá nổi tiếng khác tại Châu Âu như Johan Cruijff Arena của Ajax Amsterdam và Signal Iduna Park của Borussia Dortmund đã sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo.
Backstage News