Trong quá trình tổ chức sự kiện, việc đảm bảo an toàn cho người tham gia sự kiện và nhân sự là rất quan trọng. Đặc biệt, phòng cháy chữa cháy là một yếu tố hàng đầu để đảm bảo an toàn cho mọi người, tránh những sự việc thương tâm xảy ra như tại Khương Hạ vào đêm 12/9.
Thường tại các vụ cháy, nạn nhân sẽ tử vong phần lớn là vì khói độc thay vì bị bỏng. Trong vòng vài giây, khói độc sẽ phân tán cực nhanh, chặn tầm nhìn của bất kỳ người nào còn ở bên trong. Điều này khiến cho việc thoát khỏi ngọn lửa gần như không thể – và khí carbon monoxide được tạo ra cũng làm nồng độ giảm mạnh. Ngọn lửa cháy càng lâu thì càng tạo ra nhiều khí – những khí này ban đầu gây đau đầu và sau khi tiếp xúc lâu hơn sẽ dẫn đến ngộ độc khói và cuối cùng là bất tỉnh, trong trường hợp xấu nhất là dẫn đến tử vong.
Tùy thuộc vào nguồn cháy, khói sẽ chứa các chất khác nhau có hại cho phổi và cơ thể – ngoài carbon monoxide, chúng có thể bao gồm axit clohydric, sulfur dioxide, khí amoniac, hợp chất phosgene hoặc xyanua . Các chất độc hại xâm nhập vào phổi gây bỏng bề mặt bên trong phổi, sưng khí quản hoặc ngăn cản máu vận chuyển. Do đó, cơ hội sống sót sau khi hít phải chất độc hại là rất thấp.
Ngoài ra một điều khiến các vụ cháy luôn ghi nhận số lượng nạn nhân nhiều là do tâm lý hoảng hoạn dẫn đến những tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau. Tại các sự kiện, thường sẽ có rất nhiều người tham gia nên khi có những biến cố như cháy nổ xảy ra, mọi việc sẽ trở nên rất khó kiểm soát với những người tổ chức sự kiện.
Tại thế giới đã từng xảy ra rất nhiều vụ cháy, lấy ví dụ như tại Tomorrowland Unite ở Barcelona vào năm 2017, sân khấu tại sự kiện đã bốc cháy do một sự cố kỹ thuật nhưng may sao sự can thiệp chuyên nghiệp của lực lượng chức năng, tất cả 22.000 du khách đã được sơ tán an toàn và không có thương vong.
Nhưng từ sự việc trên, có thể thấy các vụ cháy nổ luôn “rình rập” tại các sự kiện. Để tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra, các nhà tổ chức sự kiện cần chú ý những điều sau:
- Sơ đồ địa điểm : Cung cấp bố cục chi tiết về địa điểm diễn ra sự kiện để xác định các quy trình sơ tán khẩn cấp, bao gồm vị trí của các lối thoát hiểm và để đảm bảo rằng các phương tiện khẩn cấp có thể tiếp cận địa điểm.
- Số lượng đám đông: Ước tính số lượng người tham dự dự kiến để đảm bảo rằng số lượng và quy mô của lối thoát hiểm khẩn cấp trong các công trình như lều bạt và hàng rào an ninh, đủ cho đám đông.
- Kiểm tra hệ thống báo cháy và các thiết bị PCCC tại sự kiện: Hệ thống báo cháy là một phần quan trọng của phòng cháy chữa cháy. Trước khi tổ chức sự kiện, hãy kiểm tra hệ thống báo cháy để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt. Nếu hệ thống báo cháy không hoạt động, hãy sửa chữa hoặc thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho mọi người. Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, bình cứu hỏa khí CO2, vòi chữa cháy… để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Hãy đảm bảo các dụng cụ này được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để sử dụng hiệu quả.
- Quy trình sơ tán khẩn cấp : Thiết lập và truyền đạt các quy trình sơ tán khẩn cấp, bao gồm các biển chỉ dẫn rõ ràng về lối thoát hiểm để mọi người có thể rời khỏi địa điểm một cách an toàn trong trường hợp hỏa hoạn.
- Đào tạo Quản lý/Tình nguyện viên : Đảm bảo rằng những người quản lý hoặc tình nguyện viên nhận được hướng dẫn và đào tạo để quản lý hiệu quả các tình huống khẩn cấp, bao gồm cách đưa mọi người ra khỏi đám cháy đến nơi an toàn.
- Đánh giá rủi ro hỏa hoạn : Đánh giá rủi ro hỏa hoạn là cần thiết để đánh giá rủi ro hỏa hoạn xảy ra tại sự kiện và để xác định các biện pháp kiểm soát cần được thực hiện.
Vụ việc thương tâm tại chung cư mini ở Khương Hạ đã “cướp đi” rất nhiều sự sống của nhiều người, để tránh những vụ việc tương tự như vậy xảy ra tại các sự kiện thì việc cẩn thận và luôn đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy là một yếu tố không thể thiếu.
Backstage News
Nguồn tổng hợp
Đọc thêm: Sau vụ cháy chung cư mini, Hà Nội tạm dừng các hoạt động văn hóa, giải trí