• Về Backstage News
Thứ Hai, Tháng Chín 25, 2023
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Quốc Tế
    • Sự Kiện Trong Nước
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình
Không có kết quả
View All Result
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Quốc Tế
    • Sự Kiện Trong Nước
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình
Không có kết quả
View All Result
Backstage News - Chuyên trang chia sẻ về nghề tổ chức sự kiện tại Việt Nam
Không có kết quả
View All Result
Bản quyền âm nhạc sự kiện

Vấn đề bản quyền tác giả âm nhạc trong tổ chức sự kiện

thaoduongBởi thaoduong
02/08/2023
Chuyên mụcCuộc Sống Sự Kiện, Khám Phá

Có phải các nhà tổ chức sự kiện đều phải xin phép và trả phí tác giả sở hữu bản quyền âm nhạc cho tất cả bài hát họ sử dụng?

Thực tế, bản quyền tác giả âm nhạc là một vấn đề phức tạp, đặc biệt là trong ngành tổ chức sự kiện khi các bài nhạc được biểu diễn trước công chúng. Với sự hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019, các nhà tổ chức sự kiện ngày nay không còn được phép tùy ý sử dụng âm nhạc trong các sự kiện nếu chúng có bản quyền.

Nội dung

Đọc thêm: Tiền bản quyền hai đêm concert tại Hà Nội của BlackPink trên 10 tỷ đồng

Trong bài viết này, Backstage News sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng liên quan đến bản quyền tác giả âm nhạc trong việc tổ chức sự kiện.

Về bản quyền âm nhạc

Bản quyền âm nhạc là một hình thức mà pháp luật bảo hộ đối với người sáng tạo hoặc người sở hữu bài hát. Họ được độc quyền sử dụng bài hát, cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng bài hát của họ. Trong trường hợp quyền tác giả của bài hát bị xâm phạm, chủ sở hữu bài hát có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho họ.

Một bài hát khi được giới thiệu tới công chúng thì đó là kết quả sáng tạo của nhạc sĩ (người sáng tác tác phẩm âm nhạc), người biểu diễn/ trình bày tác phẩm (ca sĩ, nhạc công,…) và nhà sản xuất âm nhạc (ghi âm, ghi hình tác phẩm âm nhạc).

ca sĩ Văn Mai Hương vi phạm bản quyền âm nhạc
Năm 2022, ca sĩ Văn Mai Hương từng vướng nhiều tranh cãi vì vi phạm bản quyền khi biểu diễn ca khúc “Always Remember Us This Way” tại một sự kiện ở Nhật Bản

Theo đó, bản quyền âm nhạc nằm trong Luật sở hữu trí tuệ, bao gồm:

  • Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
  • Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi chương trình, sự kiện, các buổi biểu diễn có sử dụng tác phẩm được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại cho quyền tác giả.

Khi các tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu quyền tác giả bài hát mà muốn sử dụng bài hát thì phải xin phép và trả phí bản quyền, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả bài hát.

Đối với các chương trình sự kiện sử dụng các tác phẩm đã được mua lại bản quyền từ tác giả (cụ thể là các tác phẩm âm nhạc) sẽ được hưởng quyền liên quan đến tác giả theo quy định của Pháp luật.

Các chương trình sự kiện không phải xin phép bản quyền âm nhạc

Mặc dù các nhà tổ chức sự kiện phải xin phép hoặc trả phí tác quyền cho những bài nhạc có sở hữu bản quyền tác giả. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 vẫn có những trường hợp cho phép các sự kiện được sử dụng âm nhạc mà không cần xin phép người sở hữu.

Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả phí bản quyền, nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm:

  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn nhằm mục đích đưa tin thời sự hoặc giảng dạy.
bản quyền âm nhạc trong sự kiện văn hóa
Các tác phẩm được biểu diễn trong các buổi sinh hoạt văn hóa không phải xin phép, không phải trả phí tác quyền

Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả phí bản quyền, thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm:

  • Đối với các sự kiện, chương trình ghi hình, ghi âm có ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn:

Nếu ban tổ chức sử dụng phát sóng những tác phẩm âm nhạc đã được chủ sở hữu quyền tác giả công bố cho phép ghi hình nhằm mục đích thương mại thì không phải xin phép, nhưng phải trả phí tác quyền kể từ khi sử dụng.

Trong đó, nếu chương trình KHÔNG CÓ tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, mức phí bản quyền và phương thức thanh toán theo quy định của Chính phủ.

Nếu chương trình CÓ tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, mức phí bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bản quyền âm nhạc Giọng hát Việt 2013
Chương trình Giọng hát Việt năm 2013 vi phạm bản quyền âm nhạc khi có thí sinh biểu diễn ca khúc “Chạy mưa” chưa trả phí tác quyền
  • Đối với những sự kiện, chương trình sử dụng âm nhạc là các bản ghi âm, ghi hình (đám cưới, lễ khánh thành, hội nghị, hội thảo,…):

Theo Điều 33, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định, tổ chức/cá nhân sử dụng dù trực tiếp hay gián tiếp các bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại thì không phải xin phép, nhưng phải trả phí tác quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng.

Đối với các chương trình KHÔNG CÓ tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, các mức phí theo quy định của Chính phủ.

Đối với các chương trình CÓ tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, các mức phí theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với chương trình có người biển diễn (vũ công, vũ đoàn,…) sử dụng âm nhạc bản ghi âm, ghi hình, thù lao của người biểu diễn tùy thuộc vào thoả thuận với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình.

Vi phạm bản quyền âm nhạc
Năm 2019, NSX phim “Ngôi nhà bươm bướm” từng phải gỡ bỏ bản thu ca khúc “Mãi mãi bên nhau” của ca sĩ Noo Phước Thịnh và bồi thường thiệt hại khi chỉ trả phí tác quyền cho VCPMC nhưng bỏ qua nhạc sĩ

Tỉ lệ phân chia phí tác quyền và các quyền lợi vật chất khác do các chủ thể quyền sở hữu hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thỏa thuận.

Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể uỷ thác cho một tổ chức đại diện thực hiện việc thu và phân phối phí tác quyền và các quyền lợi vật chất khác. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác được hưởng một khoản phí nhất định theo thoả thuận giữa các bên.

Có một lưu ý rằng, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm âm nhạc không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

Cách tính phí tác quyền âm nhạc trong sự kiện

Nghị định 17/2023 theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành đã có quy định về biểu phí tác quyền đối với các chương trình sự kiện được ghi âm, ghi hình và phát sóng lại dưới bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, chưa có biểu phí cho đối tượng là chương trình ca nhạc biểu diễn trực tiếp trước công chúng.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả phí bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022.

Trường hợp chủ tịch ngân hàng ACB cùng vũ đoàn biểu diễn âm nhạc trong sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập công ty cũng sẽ phải trả phí tác quyền cho người sở hữu tác phẩm

Việc tính phí tác quyền dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên. Tùy thuộc vào loại hình, quy mô,… phí tác quyền được tính theo các công thức khác nhau, áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành.

Tại Việt Nam, VCPMC – Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – thuộc Hội nhạc sĩ Việt Nam, là đơn vị phụ trách việc thu phí bản quyền âm nhạc của các sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ đất nước Việt Nam.

Ngoài ra, VCPMC còn hỗ trợ nhạc sĩ bảo vệ quyền tác giả, dưới sự bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Các chương trình biểu diễn do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam cũng thuộc đối tượng bảo hộ, với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

VCPMC được ủy quyền thu phí tác quyền các ca khúc biểu diễn trong concert của nhóm nhạc BLACKPINK tại Việt Nam tháng 7/2023

Trên thế giới, phí tác quyền âm nhạc được tính khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau. Người sở hữu có thể tự truy thu hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 đứng ra thu hộ tác quyền âm nhạc, dựa theo những quy định chung đã được thỏa thuận và công bố rõ.

Backstage News

Tags: bản quyền âm nhạcbản quyền biểu diễnGiay phep to chuc su kienphí tác quyền
Bài trước

NGOCVU&SON cùng “Phương Đông rực rỡ” thắp sáng Hội An

Bài tiếp theo

Watera Festival – Kỳ vọng về lễ hội âm nhạc quốc tế với chủ đề “nước”

Bài viết liên quan

MSG Sphere
Cuộc Sống Sự Kiện

MSG Sphere – Nhà hát hình cầu lớn nhất thế giới sử dụng điện mặt trời

20/09/2023

Công ty giải trí Madison Square Garden (MSG), đơn vị xây dựng và vận hành nhà hát MSG Sphere cho...

PCCC trong sự kiện
Cuộc Sống Sự Kiện

Lưu ý và HDSD bình cứu hỏa, thiết bị PCCC trong sự kiện

19/09/2023

Sự kiện được tổ chức và diễn ra sẽ đồng nghĩa với rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy có...

san khau VMAs 2023
Độc + Lạ

Mang không gian vũ trụ vào sân khấu của Video Music Awards 2023

18/09/2023

Video Music Awards 2023 đã diễn ra với nhiều màn trình diễn bùng nổ của các nghệ sĩ tên tuổi...

Cuộc Sống Sự Kiện

Những lưu ý về phòng cháy chữa cháy tại các sự kiện

17/09/2023

Thường tại các vụ cháy, nạn nhân sẽ tử vong phần lớn là vì khói độc thay vì bị bỏng....

Cuộc Sống Sự Kiện

Đề xuất nâng mức phụ cấp, bồi dưỡng đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

16/09/2023

Bộ VHTTDL đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định một số chế độ, chính sách đối với viên...

Nissan Stadium
Cuộc Sống Sự Kiện

Nissan Stadium – Sân vận động Quốc tế lớn nhất Nhật Bản trong 21 năm

16/09/2023

Địa chỉ: Yokohama, Kanagawa, Nhật Bản Sức chứa: lên tới 75.000 người Năm bắt đầu hoạt động: 1998 Chủ sở hữu:...

Bài tiếp theo

Watera Festival - Kỳ vọng về lễ hội âm nhạc quốc tế với chủ đề “nước”

  • Trang chủ
  • Sự Kiện
  • Khám Phá
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình

Backstage News CHUYÊN TRANG THÔNG TIN NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM
Địa chỉ văn phòng: 269 Kim Mã, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Email: hello@backstage.vn
Hotline: (+84)8 1800 6389

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
    • Sự Kiện Quốc Tế
    • Sự Kiện Trong Nước
  • Khám Phá
    • Cuộc Sống Sự Kiện
    • Xu Hướng
    • Độc + Lạ
    • Dập Ghim
  • Người Trong Ngành
  • Lịch Trình

Backstage News CHUYÊN TRANG THÔNG TIN NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM
Địa chỉ văn phòng: 269 Kim Mã, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Email: hello@backstage.vn
Hotline: (+84)8 1800 6389

Chào Mừng!

Đăng nhập vào tải khoản của bạn

Quên mật khẩu? Đăng Ký

Tạo Tài Khoản Mới

Điền vào các mẫu dưới đây để đăng ký

Không để trống các trường. Đăng Nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên đăng nhập hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng Nhập