Ngành tổ chức sự kiện công nghệ đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, qua đó tạo ra một tương lai mới đầy tiềm năng.
Trong những năm gần đây, ngành Event bước vào kỷ nguyên mới trong áp dụng công nghệ vào tổ chức sự kiện. Không còn chỉ dừng lại ở tính hiệu quả khi tổ chức sự kiện mà còn là một sự đổi mới hoàn toàn đòi hỏi sự chú tâm của người làm sự kiện. Trong năm 2024, việc cập nhật các xu hướng công nghệ tổ chức sự kiện mới là điều cần thiết và sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà lập kế hoạch sự kiện đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
Nội dung
6. Event Management Software – Phần mềm quản lý sự kiện
Tin vui là quy mô thị trường phần mềm quản lý sự kiện sẽ đạt 24,45 tỷ USD vào năm 2032 theo Martechcube. Điều này cho thấy sự hiệu quả của việc áp dụng ngày càng nhiều hệ thống nhiệm vụ quản lý sự kiện tự động là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phần mềm quản lý sự kiện.
Với phần mềm quản lý sự kiện, người tổ chức sự kiện sẽ tự động hóa nhiều khía cạnh của quy trình cũng như bao quát được giai đoạn lập kế hoạch và vận hành sự kiện, chẳng hạn như đăng ký, bán vé, tiếp thị, CSKH và phân tích đều được các công cụ, máy tính, chatbot thông minh đảm nhận. Những công cụ này dĩ nhiên cũng hỗ trợ cho việc phân tích sự kiện khi cung cấp dữ liệu về hành vi và sở thích của người tham dự, cho phép người lập kế hoạch sự kiện đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện trải nghiệm của người tham dự.
Như vậy, bằng cách tự động hóa dịch vụ khách hàng, người tham dự sẽ nhận được phản hồi nhanh chóng và người tổ chức có thời gian tập trung hơn vào những khía cạnh khác của sự kiện.
7. Contactless Verification – Xác minh không giới hạn/tiếp xúc
Giải pháp đăng ký không tiếp xúc được coi như một thành phần quan trọng để xác minh danh tính số lượng lớn người tham dự và đảm bảo quy trình tham gia hiệu quả bằng cách loại bỏ tình trạng phải xếp hàng dài check-in. Việc sử dụng công nghệ không tiếp xúc như RFID, NFC và mã QR đã trở thành một hạng mục tích hợp cùng vé sự kiện không thể thiếu trong ngành.
Công nghệ không tiếp xúc đưa đến các giao thức an toàn về sức khỏe (tránh truyền nhiễm bệnh), nâng cao trải nghiệm và sự kiện liền mạch (hiện đại, thú vị, check-in tự động từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục xác minh). Ngoài ra, công nghệ này giúp theo dõi và đăng ký sự kiện nhanh chóng: người tham dự mang theo một thiết bị được kết nối hoặc ứng dụng sự kiện, thiết bị này sẽ được quét tại nhiều địa điểm trong địa điểm để cho phép nhà tổ chức truy cập thông tin chi tiết về sự kiện, giám sát sự hiện diện của người tham dự tại địa điểm, quản lý việc đăng ký, CSKH và hỗ trợ thanh toán.
8. Drones – Máy bay không người lái
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ (UAV – Unmanned Aerial Vehicle), hay flycam/drone, ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Các loại phương tiện bay này đã được tích hợp rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống xã hội, phổ biến và trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng.
Có thể thấy, loại hình công nghệ này đang nâng tầm sự kiện và đang tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho người tham dự, việc Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật với 2.024 drones vào đêm giao thừa nhận được nhiều sự quan tâm và những lời khen, nhận xét tích cực từ phía công chúng, người dân trong và ngoài thành phố là minh chứng rõ ràng nhất cho một năm 2023 tiếp cận và phổ biến để năm 2024 drone tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam.
Các ứng dụng của chúng trong ngành tổ chức sự kiện dường như là vô hạn. Máy bay không người lái đang cách mạng hóa việc tổ chức, thực hiện và trải nghiệm của người tham dự các sự kiện ngoài trời, cung cấp các khả năng từ chụp ảnh và quay phim trên không cho đến kiểm soát đám đông và an ninh. Máy bay không người lái được trang bị camera có độ phân giải cao tiên tiến ghi lại những cảnh quay trên không đa chiều về các sự kiện, mang đến những hình ảnh, thước phim độc đáo mà trước đây tưởng chừng bị giới hạn. Điều này cho phép người lập kế hoạch sự kiện giới thiệu các sự kiện một cách trực quan, hấp dẫn đồng thời trải nghiệm thưởng thức sự kiện trên màn ảnh nhỏ không thua kém việc tham dự sự kiện trực tiếp, thậm chí có mức độ bao quát rộng hơn.
9. Event Gamification – Game hóa hoạt động sự kiện
Với sự phát triển của công nghệ sự kiện, gamification sự kiện ngày càng trở nên phổ biến. Gamification có thể hiểu là hoạt động tích hợp các yếu tố và nguyên tắc giống các trò chơi giải trí, tương tác để tăng cường sự tham gia và tạo hứng thú cho người tham dự. Các phần “game hóa” trong sự kiện cho phép nhà tổ chức khai thác cảm giác “đào sâu” vào sự kiện và tinh thần cạnh tranh của người tham dự.
Duy trì sự tham gia của người tham dự trong thời gian dài là một thách thức đáng kể đối với người tổ chức sự kiện vì người tham dự dễ cảm thấy nhàm chán hoặc mất tập trung. Để đạt được mục đích này, gamification sự kiện sẽ là yếu tố để thúc đẩy sự tương tác của người tham dự và làm cho sự kiện trở nên thú vị hơn (ví dụ như bảng xếp hạng người tham dự tích cực hoặc có bổ sung phần thưởng).
Đối với một sự kiện kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp hay chỉ online đơn thuần thì gamification sẽ giúp cải thiện mức độ tương tác với thương hiệu, thực hiện các chiến dịch tiếp thị hiệu suất cao cho các sự kiện khác nhau. Tại Việt Nam, các sự kiện được game hóa thường chưa phổ biến, thay vào đó lại được các doanh nghiệp ví điện tử, thanh toán ưa thích sử dụng.
10. Smart Wearables – Thiết bị đeo thông minh
Công nghệ thiết bị đeo thông minh là bất kỳ sản phẩm nào được thiết kế để sử dụng và đeo lên mình. Các loại công nghệ thiết bị đeo phổ biến trong sự kiện bao gồm thẻ – vé sự kiện thông minh, vòng tay, quần áo, mũ, giày dép,…
Những thách thức trong việc quản lý đám đông, xử lý việc đăng ký của khách tham quan đã tạo ra một bài toán để các nhà tổ chức sự kiện phải đối mặt và tìm lời giải. Thiết bị đeo thông minh kết hợp công nghệ RFID hoặc NFC từ đó sinh ra giúp nâng cao trải nghiệm của người tham dự bằng cách cho phép nội dung được cá nhân hóa thông qua thu thập dữ liệu và cung cấp thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện.
Các thiết bị đeo thông minh được sản xuất bao gồm huy hiệu thông minh, đồng hồ thông minh, dây đeo cổ tay, kính mắt và quần áo được thiết kế với mục đích hướng đến công nghệ. Những con chip, thẻ, nhãn điện tử nằm trong đó cho phép người tổ chức sự kiện tạo ra bản đồ nhiệt hay bản đồ sóng, cho biết các khu vực đang có người tham dự hoạt động đạt mức cao nhất tại bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng huy hiệu thông minh, các nhà tổ chức sự kiện còn giúp các nhà triển lãm và nhà tài trợ được tiếp xúc nhiều.
Backstage News
Theo StartUs Insights