Việc tạo nên một tệp khán giả quen thuộc như là một chiếc “phao cứu sinh” để giúp cho sự kiện có thể phát triển qua từng mùa hoặc từng năm.
Trong ngành sự kiện, thách thức thực sự không chỉ là thu hút khán giả mà còn là thuyết phục họ quay lại tham gia nhiều lần. Để làm được điều đó thì các nhà tổ chức cần phải lưu ý 7 tips sau đây:
Nội dung
1. Tận dụng mạng xã hội
Phương tiện truyền thông luôn là một “trợ thủ” đắc lực với những nhà tổ chức sự kiện. Trước khi tổ chức sự kiện tiếp theo thì ban tổ chức cần tận dụng triệt để nội dung của sự kiện trước đó và chia sẻ qua các kênh như qua các bản tin trên báo chí, phương tiện truyền thông xã hội, các chiến dịch tiếp thị qua email…. Điều này tạo ra một tâm lý FOMO rất lớn cho khán giả, thúc đẩy sự tham gia lặp lại và cũng thu hút người mới tham gia.
Một mẹo khác mà nhà tổ chức sự kiện cũng có thể lưu ý sử dụng đó là hashtag và khuyến khích khán giả chia sẻ kinh nghiệm, ảnh và video của họ khi tham gia sự kiện trước đó.
2. Cung cấp nội dung độc quyền quanh năm
Một cách khác để giữ chân người tham dự là cung cấp nội dung độc quyền mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Ví dụ, khi tổ chức một sự kiện thời trang, những cảnh quay từ hậu trường hay cuộc phỏng vấn độc quyền với các nhà thiết kế và người mẫu là những thứ có thể thu hút khán giả. Điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu sâu hơn về thương hiệu mà còn khiến họ cảm thấy như mình là một phần của một “cộng đồng độc quyền”.
3. Tổ chức các sự kiện nhỏ hơn trong suốt cả năm
Mặc dù sự kiện thường niên của bạn có thể là điểm thu hút chính, nhưng việc tổ chức các sự kiện nhỏ hơn, thân mật hơn trong suốt cả năm có thể giúp những người tham dự luôn giữ được sự tương tác và kết nối.
Ông Meursing người tổ chức các sự kiện cho nhãn xe Bentley chia sẻ: “Khi chúng tôi tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm cho Bentley, chúng tôi đã theo sau đó là một loạt các sự kiện nhỏ hơn, chỉ dành cho khách mời trong suốt cả năm”, ông nhớ lại. “Những sự kiện này mang đến cho người tham dự cơ hội lái thử những mẫu xe Bentley mới nhất, gặp gỡ các nhà thiết kế, kỹ sư và kết nối với những người đam mê khác trong một bối cảnh thân mật hơn. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm độc quyền này, chúng tôi có thể duy trì mức độ phấn khích và tương tác cao trong suốt cả năm”
4. Cung cấp chương trình giảm giá hoặc chương trình khách hàng thân thiết
Tùy vào việc khách hàng của bạn thích giá trị vật chất hay giá trị tinh thần mà bạn có thể tạo các lợi ích phù hợp, hấp dẫn với họ. Chẳng hạn như tặng voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển cho nhóm khách hàng 1 và tặng gói quà nhỏ như buộc tóc, tất, túi canvas cho nhóm khách hàng 2.
Để chương trình triển khai thành công, doanh nghiệp cần đơn giản hóa và tối ưu quy trình thực hiện chương trình khách hàng thân thiết. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự phiền toái và tăng sự thuận tiện cho khách hàng khi tham gia chương trình cũng như giúp doanh nghiệp đỡ rối trong việc kiểm tra dữ liệu.
Bạn không nên làm thủ công để rồi bị sót một vài khách hàng của bạn, hãy sử dụng các công nghệ hiện đại hay dịch vụ giúp triển khai chương trình một cách chính xác, tự động, nhanh chóng và cá nhân hóa như Email Marketing, SMS, mã QR,… Bạn cũng nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, có cấu trúc rõ ràng để khách hàng hiểu ngay các quy tắc và điều khoản của chương trình, chính sách khách hàng thân thiết mà thương hiệu thực hiện.
5. Tạo sự mong đợi càng sớm càng tốt
Khi áp dụng việc quảng bá ngày sự kiện của năm sau tại sự kiện hiện tại luôn rất quan trọng.
Các chiến dịch lưu ngày, thông báo sớm, tiết lộ chủ đề và các đoạn giới thiệu nổi bật về sự kiện đều góp phần tạo nên sự mong đợi và khi được khuếch đại bằng nội dung hấp dẫn và thú vị nhất từ sự kiện của năm trước, nó sẽ khơi dậy sự hồi hộp và mong chờ để kết nối với người tiêu dùng đã tham gia sự kiện từ lần trước.
Dù vừa mới kết thúc show vào năm 2023,Hò Dô dã “đánh tiếng” cho mùa sau
6. Phản hồi sau sự kiện
Đây được coi là chiến lược thông minh và tinh tế nhất của những người tổ chức sự kiện. Dùng các bảng khảo sát sau sự kiện và ý tưởng từ cộng đồng từ những người tiêu dùng thân thiết nhất của bạn để họ có thể lập kế hoạch, lên kế hoạch sự kiện tiếp theo, ví dụ hỏi khách hàng về nghệ sĩ muốn gặp trong lần sau. Nếu như phản hồi của họ được Ban tổ chức tiếp nhận, thực hiện thì chắc chắn khán giả sẽ cảm thấy rất vui và được trân trọng.
7. Giữ liên lạc một cách “tự nhiên”
“Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chúng ta đều muốn được coi trọng vì chính bản thân mình chứ không phải vì nguồn lực của mình” – đây được coi là câu nói “vàng” của phó chủ tịch kiêm giám đốc phát triển của Học viện Âm nhạc Chicago, Jennifer Bienemann.
Khi làm việc với nhà tài trợ hoặc bất kỳ ai đầu tư tiền, họ không muốn bị coi chỉ là “một khoản tiền trả công”. Bên cạnh những quyền lợi trong chương trình như thư cảm ơn, ảnh khi tham gia sự kiện thì nhà tổ chức sự kiện cũng cần duy trì sự tương tác trong suốt cả năm.
Bà Jennifer Bienemann chia sẻ: “Chúng tôi mời [các nhà tài trợ] đến xem tác động từ sự hỗ trợ của họ đối với các buổi hòa nhạc, lớp học nâng cao và hội thảo. Chúng tôi mời họ đến gặp riêng các nghệ sĩ tại Nichols Concert Hall cũng như tại nhà của họ nếu muốn. Tóm gọn lại khi chúng tôi nhận thấy điều gì đó khiến chúng tôi nghĩ đến họ, chúng tôi không ngần ngại liên hệ và cho họ biết bằng một email hoặc cuộc gọi điện thoại nhanh chóng. Ngoài việc khiến các nhà tài trợ của chúng tôi cảm thấy gắn kết, được tôn trọng, những mối quan hệ bền chặt này còn giúp nhân viên của chúng tôi có động lực, gắn kết, học hỏi trong cách xây dựng mối quan hệ với những nhà tài trợ đang đồng hành với sự kiện”.
Backstage News