Nhằm tăng độ nổi tiếng cũng như sự phủ sóng của sản phẩm trên nhiều thị trường, các thương hiệu thường lựa chọn những người nổi tiếng làm đại sứ cho doanh nghiệp.
Nội dung
1. Đại sứ thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu hay Brand Ambassador là những người được xem là gương mặt đại diện của thương hiệu về mặt hình ảnh, phát ngôn và truyền thông trong một giai đoạn nhất định hay một chiến dịch quảng bá truyền thông nào đó. Mục đích của việc sử dụng đại sứ thương hiệu là nhằm thu hút sự chú ý của toàn thể công chúng.
Đại sứ thương hiệu thường sẽ là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và phù hợp với các tiêu chí của nhãn hàng nhằm tạo sự kết nối, đưa hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng.
2. Tiêu chí để chọn đại sứ thương hiệu
- Có sức ảnh hưởng nhất định: Lựa chọn đại sứ thương hiệu, các doanh nghiệp sẽ nhắm đến những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn tùy theo lĩnh vực. Điều này dựa vào số lượng fan, người yêu mến của đại sứ thương hiệu. Và đặc biệt nhóm fan, người yêu mến đó phải là nhóm khách hàng phù hợp mà doanh nghiệp hướng đến.
- Mức độ hiện diện cao: Mức độ hiện diện cao cũng là một trong những yêu cầu cần xem xét khi chọn đại sứ thương hiệu. Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì mức độ hiện diện trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter…được đánh giá cao hơn. Hiện diện trực tuyến nhiều sẽ gia tăng mức độ phủ sóng và quảng bá hình ảnh đến khách hàng phù hợp.
- Tạo được lòng tin với khách hàng: Không những thế, người làm đại sứ thương hiệu phải tạo được lòng tin với khách hàng. Điều này quyết định qua cách đại sứ thương hiệu giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Nếu chưa từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu mà chỉ review không thôi thì sẽ rất khó tạo được độ tin cậy cao. Những người nổi tiếng có mức độ tin cậy càng cao sẽ càng được các nhãn hàng chú ý.
- Có khả năng thu hút khách hàng: Tiếp đến chính là mức độ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của người làm đại sứ thương hiệu. Nếu họ không có khả năng thu hút khách hàng thì rất khó hoàn thành tốt công việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.
- Mức độ phù hợp với thương hiệu: Một trong những điều quan trọng không thể xem nhẹ khi lựa chọn đại sứ thương hiệu chính là mức độ phù hợp. Mỗi người nổi tiếng xây dựng thương hiệu cá nhân theo phong cách riêng. Doanh nghiệp thường xem xét những người nổi tiếng có mức độ tương quan với sản phẩm/dịch vụ của mình để liên hệ hợp tác.
3. Vai trò của đại sứ thương hiệu
- Quảng bá thương hiệu: Đại sứ thương hiệu giúp tăng cường nhận diện thương hiệu bằng cách sử dụng sức ảnh hưởng của họ để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ tới một lượng lớn khán giả. Việc lưạ chọn đại sứ thương hiệu là những ngôi sao đình đám, celeb showbiz cũng là có lý do của nó, khi riêng việc họ xuất hiện bên cạnh một sản phẩm thôi đã như một cách gắn liền tên tuổi của đại sứ thương hiệu với sản phẩm.
- Tạo độ tin cậy: Sự xuất hiện của một ngôi sao nổi tiếng, có uy tín và được người khác tôn trọng, giúp xây dựng độ tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng đối với thương hiệu. Điều này có thể tăng khả năng khách hàng tin tưởng vào chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Sức hấp dẫn: Ngôi sao nổi tiếng thường có sức hấp dẫn đối với công chúng và người hâm mộ. Sự gắn kết với một đại sứ thương hiệu có thể giúp thương hiệu thu hút sự chú ý, tạo sự tò mò và tạo ra sự tương tác tích cực từ khách hàng và người tiêu dùng.
- Tạo nội dung: Đại sứ thương hiệu sở hữu thường có lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, v.v. Từ việc tương tác với người hâm mộ, trả lời câu hỏi, và chia sẻ nội dung liên quan đến thương hiệu, họ có thể tạo ra một cộng đồng trung thành và tích cực. Việc đại sứ thương hiệu sử dụng và đánh giá sản phẩm của thương hiệu một cách chân thực và công khai cũng là một dạng nội dung tiếp thị hiệu quả.
4. Công việc của đại sứ thương hiệu
Nhiều người vẫn còn bị lầm tưởng rằng, đại sứ thương hiệu chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là đi quay quảng cáo nhưng thực tế, vị trí này còn có rất nhiều công việc và trách nhiệm khác như:
- Đại diện cho thương hiệu: Họ phải đại diện cho thương hiệu và sản phẩm một cách chuyên nghiệp, sở hữu kiến thức đầy đủ về sản phẩm và thương hiệu. Việc người nổi tiếng giữ hình ảnh cho mình luôn được “sạch” là yếu tố hàng đầu, chỉ cần những phát ngôn, hình ảnh không đúng mực thì đương nhiên thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
- Tham gia các sự kiện quảng bá sản phẩm: Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) có thể tham gia các sự kiện như triển lãm, hội chợ, buổi ra mắt sản phẩm để giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng.
- Quản lý mạng xã hội: Họ sẽ phải đăng bài trên mạng xã hội hoặc quay video chia sẻ đánh giá và nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ. Đôi khi họ còn có thể sáng tác bài hát dành riêng cho thương hiệu đó
- Tạo nội dung Marketing: Nhiệm vụ bao gồm tạo nội dung quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông như blog, video, podcast.
- Tư vấn cho khách hàng: Đại sứ của thương hiệu cũng phải tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và thông tin thương hiệu liên quan.
- Hợp tác với đội Marketing: Họ cần hợp tác chặt chẽ với đội ngũ Marketing để đề xuất chiến lược quảng bá phù hợp với mục tiêu của thương hiệu.
- Đo lường hiệu quả: Phải thực hiện đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng bá để tối ưu hóa chiến lược.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Đại sứ có thể giúp xây dựng mối quan hệ chân thành với khách hàng, truyền đạt giá trị và thông điệp của thương hiệu một cách tâm huyết.
Backstage News