FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out, hội chứng sợ bị bỏ lỡ mất một điều gì đó khiến người ta phải hành động để đạt được điều đó nên nhiều khi thiếu lí trí, dẫn đến quyết định sai hoặc có kết quả không tốt. Hội chứng FOMO nổi nhất gần đây chính là việc tạo ra xu hướng nháo nhào mua tiền ảo năm 2018 hay bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty internet những năm 2000 tại Mỹ. Tuy nhiên, xét về mặt tích cực, người làm sự kiện có thể áp dụng lý thuyết FOMO để nhanh chóng bán hết vé trước sự kiện bằng một vài phương thức sau:
Nội dung
Vé Early Bird
Early Bird là một cách hiệu quả để bán vé, nhất là với các fan trung thành. Nhà tổ chức cần chọn ra khoảng thời gian nhất định trước khi vé chính thức được bán ra (ví dụ: 1-2 tuần) hoặc cho số lượng nhất định (ví dụ: 50-100 vé)
Early Bird tạo ra hiệu ứng FOMO bởi gây ra tâm lý sợ hết vé, hết chỗ ngồi tốt hoặc mang lại cảm giác an tâm khi giữ chỗ chắc chắn cho người tham dự.
Combo vé VIP
Theo một nghiên cứu, 45% người mua vé VIP sẵn sàng bỏ ra thêm 50% số tiền cao hơn giá vé thông thường để được upgrade lên hạng vé tốt hơn. Tất nhiên, ngoài việc chỗ ngồi, góc xem tốt, vé VIP cần bao gồm thêm một vài quyền lợi khác như được tham dự họp báo, được phục vụ nước uống, vv..
Giá vé VIP cao cũng là một chiêu để thúc đẩy doanh số bán vé thông thường
Suất vé đặc biệt
Dành các suất vé đặc biệt cho các KOL, người nổi tiếng, nhân vật có ảnh hưởng đến tập khách hàng của sự kiện. Các suất vé này thường sẽ có giá giảm hẳn hoặc miễn phí, nhưng đổi lại, người có ảnh hưởng sẽ góp phần quảng bá cho sự kiện, thúc đẩy doanh số bán vé thông thường.
Giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định
Chỉ giảm giá đúng khoảng thời gian đó hoặc yêu cầu người mua phải có những hành động đặc biệt để mua vé. Tạo ra sự khan hiếm chính là một chiêu rất hiệu quả để áp dụng FOMO.
Xem thêm: 8 sự thật bạn chưa biết về nghề sự kiện
Nguồn: Eventtribe
Fan Dee