Bullet time một hiệu ứng hình ảnh đòi hỏi rất nhiều máy ảnh hỗ trợ để có thể tạo ra những thước phim chất lượng.
Bullet time được giới thiệu công chúng lần đầu tiên qua bộ phim “The Matrix” của đạo diễn Lana Wachowski và Lilly Wachowski, được phát hành vào năm 1999. Sau bộ phim, bullet time dần trở thành một thuật ngữ để chỉ kỹ thuật quay phim nổi tiếng này, tìm được chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp điện ảnh thế giới.
Phong cách quay phim độc đáo
Bullet time được hiểu như một hiệu ứng đánh lừa thị giác khiến người xem có cảm giác con người và cảnh vật xung quay đều bất động và chỉ có máy quay đang quay vòng quanh chủ thể giống như thời gian đang chậm lại.
Để dễ hiểu hơn, có thể hiểu hiệu ứng này giúp người xem nhìn chủ thể dưới mọi hướng và góc độ khác nhau (360 độ).
Nhưng trong thực tế, người quay phim hoàn toàn có thể tạo ra hiệu ứng này mà không dùng kỹ xảo bằng cách sử dụng khoảng vài chục tới thậm chí vài trăm máy quay phim được kết nối với nhau.
Tiếp đó, những bức ảnh hay thước phim thu được từ số lượng máy quay chụp kết nối trên sẽ được lồng ghép với nhau để tạo ra thành phẩm là một đoạn phim đánh lừa thị giác như thời gian bị ngưng đọng.
Quá trình sản xuất riêng biệt của Bullet time
Việc chuẩn bị, lắp đặt cho một cảnh quay ngưng đọng thời gian là cực kỳ phức tạp. Các máy ảnh được kết nối vào một bảng điều khiển và đồng bộ để có thể chụp cùng một lúc, sau đó được đặt liên tiếp với nhau và cân bằng sao cho hình ảnh không bị lệch nhau.
Chi phí đầu tư cho một hệ thống chuyên nghiệp như thế này có thể lên đến tiền tỉ. Tuy nhiên, vẫn có những cách làm thủ công khác nhau để đạt được hiệu ứng tương tự như các nhà làm phim Hollywood với chi phí “dễ thở hơn”.
Những nhà sáng tạo nội dung và các công ty công nghệ đã làm nhiều cách thay thế như:
- Nicolas Vuignier, một nhà quay phim nghiệp dư đã thành công sử dụng một chiếc Iphone với chức năng slow motion, kèm theo một thiết bị tự chế có tên Centriphone để tạo ra cảnh quay ngưng đọng thời gian bullet time.
- Công ty Insta360 thành công trong việc sử dụng sản phẩm độc quyền Insta360 ONE Series kết hợp cùng gậy tự sướng tạo ra bullet time.
Mặc dù không được hoàn hảo như những nhà làm phim chuyên nghiệp, hiệu ứng mà các cách trên mang lại vẫn rất tuyệt vời.
Bullet time tại Rap Việt
Được biết, thương hiệu hiện đang độc quyền công nghệ này tại Việt Nam và sản xuất những thước phim chất lượng nhất cho Rap Việt mùa 3 là Công Ty CP Truyền Thông & Giải Trí OMedia – OMedia Studio. Để đáp ứng cho công nghệ bullet time, ekip sản xuất đã đầu tư lên tới 96 máy quay khi thực hiện những thước phim trên.
Ngoài ra, Rap Việt Mùa 3 (2023) cũng có sự đổi mới khi sử dụng công nghệ Drone FPV để quay hình tại sân khấu nhằm có thêm những cú “động tác đưa máy trên không”, khai thác khung hình đem lại trải nghiệm xem trên màn ảnh rộng mới lạ, độc đáo hơn.
Đơn vị tổ chức chương trình cho thấy rõ khoảng thời gian 1 năm nghiên cứu và phát triển đã giúp họ có những sự tiến bộ trong khâu tổ chức, cải tiến ngày càng đột phá dựa trên những gì đã làm được từ hai mùa giải trước.
Backstage News
Nguồn tổng hợp