Hàng loạt ngành nghề liên quan đến nghệ thuật vừa được cập nhật, bổ sung vào danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH, thay thế thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH, ban hành danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng.
Theo đó, danh mục ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng dài 7 trang giấy sau khi bổ sung.
Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được bổ sung chủ yếu nằm ở các lĩnh vực nghệ thuật, khai thác khoáng sản, vận tải, điện, nông – lâm nghiệp, da giày – dệt may, vệ sinh môi trường, thương mại.
Thông tư ban hành nhằm mục đích cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trong thực tế đào tạo mới phát sinh; hoặc những công việc của ngành, nghề trong quá trình học tập, thực hành, thực tập liên quan và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Hàng loạt ngành nghề nghệ thuật lần đầu xuất hiện
So với thông tư số 36/2017, thông tư vừa ban hành đã cập nhật, bổ sung thêm nhiều ngành nghề nghệ thuật xếp vào diện nặng nhọc, độc hại.
Trình độ trung cấp gồm nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, diễn chèo, diễn tuồng, diễn cải lương, diễn kịch nói, diễn kịch múa, diễn viên kịch – điện ảnh, biểu diễn xiếc…
Ở trình độ cao đẳng, các ngành nghề được bổ sung vào danh mục gồm giáo viên huấn luyện xiếc, nghệ thuật biểu diễn dân ca, biểu diễn xiếc, diễn viên kịch – điện ảnh, diễn viên sân khấu kịch hát, diễn viên múa, thanh nhạc, chỉ huy âm nhạc…
Trước đó, thông tư 36/2017 ban hành danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, không có sự xuất hiện của ngành nghề nào trong lĩnh vực nghệ thuật trong danh mục.
Đối với tổng quan ngành học sự kiện
Trong lần ban hành vừa rồi, những ngành nghề nói trên đều liên quan tới những cá nhân, con người đã góp phần lan tỏa vẻ đẹp của ánh sáng nghệ thuật. Vị trí của họ thuộc về sân khấu nói riêng và thuộc về ngành sự kiện nói chung.
Đối với trình độ đại học, các môn, ngành và nhóm ngành tổ chức sự kiện đào tạo đầu ra nhiều vị trí bao gồm Event Planner, Event Manager, Production,… đều có tính chất đặc thù tương tự những ngành nghề nghệ thuật trên.
Những thách thức và khó khăn của các vị trí thuộc ngành sự kiện trong quá trình làm việc có thể kể đến như: Vấn đề về thời gian, áp lực công việc, môi trường làm việc và di chuyển liên tục,…
Tuy vậy, tổ chức sự kiện là một ngành còn non trẻ và có tuổi đời chưa quá dày dặn như các nghề trên. Bên cạnh đó, tổ chức sự kiện không được xem là quá nguy hiểm hoặc độc hại đối với sức khỏe nếu hoạt động làm việc được thực hiện đúng cách và tuân thủ các biện pháp an toàn lao động.
Đây là một tín hiệu tốt, với sự lớn mạnh nhanh chóng trong tương lai, ngành công nghiệp tổ chức sự kiện sẽ ngày càng nổi bật, được chú ý nhiều hơn.
Ngành có tiềm năng lớn, hứa hẹn phát triển và xây dựng những nền tảng vững chắc, giúp người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều quyền lợi, được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi học tập, giảng dạy những ngành, nghề liên quan tới tổ chức sự kiện.
Đọc thêm: Chi tiết thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH
Backstage News
Nguồn tổng hợp