Eurovision Song Contest 2025 không chỉ là một sự kiện âm nhạc mà còn là một màn trình diễn đỉnh cao của thiết kế sân khấu và công nghệ ánh sáng.
Dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế sân khấu Florian Wieder và đạo diễn ánh sáng Tim Routledge, sân khấu Eurovision Song Contest 2025 tại St. Jakobshalle, Basel đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật kết hợp giữa cảm hứng từ thiên nhiên Thụy Sĩ và công nghệ hiện đại.
Nội dung
1. Mang văn hóa Thụy Sĩ vào sân khấu
Florian Wieder, người đã thiết kế sân khấu cho nhiều kỳ Eurovision, chia sẻ rằng ông lấy cảm hứng từ dãy núi Alps hùng vĩ và sự đa dạng ngôn ngữ của Thụy Sĩ để tạo nên một sân khấu độc đáo. Sân khấu được thiết kế với cấu trúc mở, cho phép nghệ sĩ tiếp cận gần hơn với khán giả, tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa người biểu diễn và người xem.

Một điểm đặc biệt trong thiết kế năm nay là việc sử dụng bốn trụ đỡ lớn để hỗ trợ cấu trúc sân khấu, do trần của St. Jakobshalle không đủ khả năng chịu lực cho các thiết bị treo. Hai trụ phía sau được giấu sau cấu trúc lưới 3D và màn hình LED, trong khi hai trụ phía trước được tích hợp khéo léo vào khung sân khấu, tạo nên một không gian liền mạch và thẩm mỹ.

2. Hệ thống ánh sáng hiện đại
Đạo diễn ánh sáng Tim Routledge cùng đội ngũ thiết kế đã phối hợp 26 loại đèn khác nhau với tổng số trên 2.500 điểm chiếu sáng, tạo nên một “hệ sinh thái ánh sáng ba chiều” vô cùng phong phú.
Các thiết bị tiêu biểu bao gồm:
+) GLP JDC Line và MAD MAXX – tạo hiệu ứng strobe và ánh sáng chạy pixel.
+) Robe SVO-PATT – mô phỏng ánh sáng vintage và tương phản.
+) Ayrton Kyalami – cho khả năng zoom – tilt (độ nghiêng) – pan cực nhanh, thích hợp với các tiết mục dance mạnh.
+) Vari*Lite VL3600 – đèn chuyển động công suất lớn với màu sắc cực sâu.
Hệ thống này được lập trình thông qua bàn điều khiển GrandMA3, đồng thời tích hợp hiệu ứng ánh sáng động theo tiết tấu nhạc, cho phép ánh sáng “nhảy múa” đồng bộ cùng mỗi giai điệu.
3. 22 thiết bị camera được sử dụng
Để mang đến góc quay sống động cho hơn 180 triệu khán giả toàn cầu, ban tổ chức Eurovision 2025 đã sử dụng 22 camera bao gồm:
+) 7 camera không dây (dành cho hậu trường, lối đi, cận cảnh)
+) 9 camera cố định có lens siêu zoom (90x–122x)
+) 5 camera robot điều khiển từ xa (PTZ)
+) 10 camera block đặt chìm sân khấu và giữa khán đài
Ngoài ra, công nghệ thực tế tăng cường (AR) được sử dụng để tạo nền sân khấu ảo động, thường thấy trong phần mở đầu hoặc khi công bố điểm số.
4. Sự phối hợp nhip nhàng tạo nên sự thành công
Một điểm đặc trưng của Eurovision là thời gian chuyển đôi giữa các tiết mục khá ít – khoảng 42 giây. Để vận hành trơn tru, hơn 30 kỹ thuật viên sân khấu phải luyện tập hàng tuần để mỗi đạo cụ, mỗi khối đèn hay sàn LED có thể lắp ráp và tháo rời một cách hoàn hảo như đồng hồ Thụy Sĩ.
Tất cả các chuyển đổi được quản lý qua hệ thống điều khiển tự động – cho phép di chuyển thiết bị bằng cơ khí chính xác theo từng giây.

Eurovision Song Contest 2025 đã đẩy giới hạn của một sân khấu biểu diễn lên một tầm cao mới. Không chỉ là nơi để tôn vinh âm nhạc, đây còn là một sàn trình diễn công nghệ đỉnh cao – nơi mọi thiết bị, mọi chuyển động, và cả ánh sáng đều được lập trình để phục vụ cho trải nghiệm cảm xúc của hàng triệu khán giả.
Backstage News