Sân khấu trong nhà hát là không gian quen thuộc của rất nhiều các sự kiện có yếu tố nghệ thuật, và tất nhiên không phải nhà hát nào cũng giống nhau.
Theo thời gian, sân khấu trong các nhà hát đã thay đổi và phát triển thành nhiều kiểu cách bố trí khác nhau, tùy thuộc vào loại hình nghệ thuật thường được biểu diễn trên sân khấu đó. Khởi điểm ban đầu của nhà hát là những sân khấu tạm thời do các gánh hát rong dựng lên, rồi đến các nhà hát thời Hy Lạp cổ đại, nhà hát vòng tròn thời La Mã, các nhà hát cổ điển của thế kỷ 16.
Hãy cùng xem qua một số loại sân khấu nhà hát điển hình dưới đây, để xem chúng khác nhau thế nào và công dụng của mỗi loại nhé.
Nội dung
Sân khấu platform
Sân khấu này thường là một bục lớn hình chữ nhật ở một đầu của khán phòng, khán giả ngồi theo dãy ghế hàng ngang đối diện. Sân khấu platform thường sử dụng trong các phòng hội trường đa chức năng mà ở đó các chương trình nghệ thuật chỉ chiếm một phần nhỏ công năng sử dụng. Do không cần dùng đến rèm nên các sân khấu này còn được gọi là sân khấu mở hay sân khấu khép kín (end stage, open stage).
Sân khấu tương tác (Thrust stages)
Sân khấu tương tác thường có các hàng ghế khán giả ngồi xung quanh ba cạnh sân khấu. Các sân khấu dạng này sẽ giúp thúc đẩy tính tương tác giữa các màn trình diễn của diễn viên và khán giả, đặc biệt hiệu quả với những vở kịch chỉ có một vài diễn viên.
Sân khấu dạng vòm (Proscenium stages)
Sân khấu Proscenium là một loại sân khấu phổ biến trong ngành biểu diễn nghệ thuật, được xây dựng với một màn dọc (rèm chắn) ở phía trước tạo ra một khung cửa cho các diễn viên và cảnh trí trên sân khấu chính. Khán giả ngồi trước màn dọc và theo dõi sự kiện diễn ra qua khung cửa, tạo ra góc nhìn rõ ràng và tập trung vào diễn viên và cảnh trí trình diễn. Sân khấu Proscenium thường được sử dụng trong các buổi diễn kịch, nhạc kịch, ballet và nhiều loại biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.
Sân khấu dạng đấu trường (Hippodromes)
Sân khấu Hippodrome là một dạng sân khấu có hình elip hoặc tròn (tương đối), thường xuất hiện ở rạp xiếc hoặc nhà thi đấu thể thao. Khán giả thường ngồi quanh sân khấu, cho phép họ theo dõi sự kiện từ nhiều góc độ khác nhau. Do không có màn chắn trước, tạo điều kiện cho khán giả theo dõi cả không gian rộng lớn của sân khấu. Loại sân khấu này thường được sử dụng để thể hiện các sự kiện trình diễn quy mô, tạo sự kết nối mở giữa khán giả và diễn viên, đồng thời tạo ra góc nhìn đa dạng cho mọi người tham dự.
Sân khấu black-box
Không gian biểu diễn của sân khấu black-box khá linh hoạt với nhiều cách bố trí sân khấu và ghế ngồi khác nhau, có thể mở rộng để phục vụ cho nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn cần nhiều diện tích. Nội thất trong nhà hát được sơn đen để bỏ qua các chi tiết rắc rối, phức tạp.
Đọc thêm: Để trở thành Stage Manager
Backstage News