Đại dịch COVID-19 làm thay đổi thời gian tổ chức nhiều sự kiện và các sự kiện lớn như Thế vận hội cũng bị trì hoãn. Vậy những sự kiện lớn có tên găn liền với năm tổ chức có cần phải thay đổi hay không? Dưới đây là những thảo luận từ các nhà thiết kế về cơ hội mà thương hiệu như Olympic 2020 có thể thích ứng và thậm chí là vươn lên mạnh mẽ.
Vi-rút Corona đã làm thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện trên toàn thế giới. Từ các lễ hội âm nhạc, sự kiện triển lãm, lễ trao giải,… đều bị hủy bỏ hoặc tạm hoãn. Trong đó 2 sự kiện thể thao được quan tâm và chú ý là Olympic Tokyo 2020 và giải bóng đá Châu Âu 2020 đều được dời lịch sang năm 2021. Việc thay đổi lịch trình sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến ngân sách và công tác chuẩn bị, bao gồm thiết kế nhận dạng thương hiệu cho sự kiện cũng như xây dựng thương hiệu cho các nhà tài trợ.
Vì vậy cho dù mốc thời gian tổ chức là 2021 thì Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã ra thông báo rằng sẽ giữ nguyên hình ảnh “nguồn dẫn lối hi vọng” cùng cái tên thương hiệu là Olympic Tokyo 2020. Liệu đó có phải là quyết định đúng đắn hay không và quá trình xây dựng thương hiệu cho sự kiện sẽ như thế nào sau thời điểm dịch vi-rút Corona?
“Thật không may khi năm 2020 kéo dài ít nhất là 18 tháng.”
Một mối nguy hiểm khi không thay đổi nhận diện thương hiệu Olympic Tokyo 2020 là vì đây đã là năm không mấy tốt lành với nhiều lĩnh vực. Michael Johnson, nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của công ty tư vấn Johnson Banks ở Luân Đôn, nói rằng: “Dù là sự kiện thi đấu thể thao yêu thích hay cuộc họp về thay đổi khí hậu trọng yếu, chúng ta đều phải điều chỉnh để phù hợp với nhiều sự kiện bị hoãn lại sang năm kế tiếp. Thật không may, việc này có nghĩa là 2020 – một năm chắc hẳn được coi là thời điểm đại họa – sẽ kéo dài trong ít nhất 18 tháng, đến khi tất cả chúng ta muốn quên đi tất cả và bước tiếp.“
“Nếu sự hoãn lại này khiến nó trở nên không thích hợp nữa, thì phần nhận diện thương hiệu cũng vậy.”
Tuy nhiên, Chris Moody, giám đốc thiết kế toàn cầu tại Olins, nói rằng đó là “quyết định đúng đắn khi giữ vững quan điểm về hình ảnh thương hiệu.” Ông nhận xét rằng: “Nhận diện thương hiệu Olympic được xây dựng nhiều năm trước và được thiết kế để tồn tại lâu dài nhiều năm sau đó. Thiết kế được hoàn thiện xứng đáng thu hút sự chú ý, không có chi tiết nào là không thích hợp hoặc không liên quan đến những thách thức mà chúng ta đang đối mặt. Nếu có thì tính chất gắn kết vốn có của bộ nhận diện sẽ trở nên liên quan hơn bao giờ hết.“
“Chúng ta có thể kết luận rằng việc giữ nguyên tên gọi năm 2020 là để tránh lãng phí nhiều tài nguyên đã được làm trước, một bước đi cần được cổ vũ và coi là khôn ngoan. Nhận diện thương hiệu Thế vận hội đầy mạnh mẽ cũng giống như một kiến trúc sư: Mọi thứ cần được xây dựng để kỉ niệm vị thế của nó, với mục tiêu duy trì tình yêu thương. Phần nhận diện thương hiệu vốn đã như vậy rồi dù cho sự hoãn lại này (thậm chí là vì bất kì lý do quan trọng nào) không hề liên quan. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi các yếu tố rộng hơn như tông giọng, âm thanh và hình ảnh củng cố hệ thống nhận diện phản ánh nhu cầu tương tác gần của con người, giờ đây chúng ta cảm nhận được điều đó vô cùng sâu sắc.”
Thế vận hội Tokyo 2020 (vào năm 2021) sẽ là sự kiện toàn cầu chắc chắn diễn ra sau đại dịch COVID-19.
Sam Hollis, trưởng phòng chiến lược tại Future Brand, nhắc lại tư duy của Moody và nói thêm rằng đó là “biểu tượng” đầy mạnh mẽ khi thương hiệu vẫn được giữ nguyên.
Ông chia sẻ rằng: “Việc giữ nguyên giá trị và tên gọi của Thế vận hội Tokyo 2020 là hành động hợp lý vì nhiều lý do – điều mà tôi nghĩ sẽ được lên sóng nhiều nhất chính là thông điệp biểu tượng từ sự kiện này. Gọi nó là Thế vận hội Tokyo 2021 chẳng khác nào Thế vận hội Tokyo 2020 đã bị hủy bỏ và thay thế. Lần cuối cùng khi Thế vận hội bị hủy là vào năm 1994 do Chiến tranh thế giới thứ 2. Việc giữ nguyên giá trị và tên gọi năm 2020 thể hiện rõ rằng đây đơn thuần chỉ là sự hoãn lại – tên của sự kiện này quan trọng hơn so với việc giữ khung thời gian chính xác. Đây là một chi tiết nhỏ nhặt nhưng thật sự quan trọng – Tokyo 2020 (diễn ra vào năm 2021) sẽ là một trong những sự kiện đầu tiên và là sự kiện toàn cầu chắc chắn diễn ra sau đại dịch COVID-19.”
“Chủ tịch Ủy ban Thế vận hội quốc tế Thomas Bach phát ngôn rằng sự kiện là ‘hành động kỉ niệm nhân đạo sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng chưa bao giờ xảy ra, một sự kỉ niệm quyết tâm của tất cả chúng ta, thể hiện tinh thần hợp nhất tất cả mọi người của Thế vận hội.’ Tác động do sự trì hoãn là vô cùng to lớn, tuy nhiên tinh thần chuẩn bị lường trước và kháng cự đầy ngoan cường cùng lễ kỉ niệm sẽ bù đắp tất cả. Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ là một sự kiện mang tính biểu tượng nhiều nhất trong lịch sử.”
Một phương thức “đầy thực tế”
Hollis cũng đưa ra một lý do thực tế về việc giữ nguyên hình ảnh và tên gọi của sự kiện đó là câu chuyện xoay quanh việc giao thương. Ông nói thêm: “Thương hiệu Thế vận hội Tokyo 2020 đã được thương mại hóa khắp nơi từ 2015 với nhiều cửa hàng bán lẻ chính thức xuất hiện từ năm 2018. Ở Nhật Bản, nó xuất hiện khắp mọi nơi, trên các sản phẩm thương mại, trong khu tàu điện ngầm và trên bảng hiệu. Nike cũng đã sản xuất bộ sản phẩm Thế vận hội Tokyo 2020 và Mattel đã thiết kế búp bê chủ đề Thế vận hội. Sự chuẩn bị và đầu tư mà Ủy ban Thế vận hội quốc tế, Tokyo và vô số các đối tác của Olympic đã thực hiện cho thương hiệu Thế vận hội Tokyo 2020 là rất to lớn. Do đó việc hoãn lại thay vì thay thế hoàn toàn vô cùng hợp lý vì nhiều lý do thực tế cũng như về mặt biểu tượng và cảm xúc.
Thương hiệu Thế vận hội 2020 mang “sức ảnh hưởng to lớn về cảm xúc”
Keren Bester, giám đốc chiến lược truyền thông sáng tạo tại Design Bridge London, đồng ý rằng việc giữ nguyên hình ảnh và tên gọi của thương hiệu là “việc làm hoàn toàn đúng đắn.”
Bà nói thêm: “Chúng ta cần nhìn nhận thay vì phớt lờ sự biến động to lớn đang phải đối mặt trong năm 2020. Không điều gì thể hiện quan điểm này rõ ràng hơn việc Thế vận hội 2020 được tổ chức vào năm 2021. Nhiều thương hiệu đã đầu tư một khoản rất lớn về phát triển truyền thông và thương mại mang tên thương hiệu năm 2020. Tuy vậy, đây không chỉ là một quyết định mang tính giáo điều để có thể hợp tác với các bên tài trợ. Quan trọng hơn hết, đây là yếu tố mang sức ảnh hưởng to lớn đầy cảm xúc của khối đại đoàn kết toàn cầu ở một trong những thời kì cần nỗ lực nhất lịch sử hiện đại. Với tinh thần tốt đẹp mà Thế vận hội tượng trưng – như cách chúng ta kỉ niệm sự đoàn kết từ lâu của cộng đồng quốc tế trong năm 2021 – chúng ta sẽ cần phải tôn vinh sự gian khổ, chịu đựng, mất mát của năm 2020 và công nhận những con người phi thường đã đặt cược chính mình cho sức khỏe và sự an toàn của chúng ta. Có chăng là chính chúng ta quên đi điều này mà thôi.”
Xem thêm: