Có gì khác nhau giữa việc sử dụng Loa kiểm âm & IEM (in-ear-monitor/Personal Monitor) khi chơi nhạc?
Rất nhiều người kỹ thuật monitor nghĩ rằng; nghe bằng IEM hay Speaker Monitor vẫn vậy thôi. Và khi trang bị cho họ Personal Monitor thì nhu cầu của họ được giải quyết bằng cách tự Mixing là tối ưu rồi! Mọi thứ không đơn giản như vậy. Chúng ta hãy khám phá thêm những yếu tố về “nhu cầu của thính giác”, “tâm lý học về âm thanh”,…& những gì các thiết bị có thể “phục vụ” nhu cầu của các nghệ sỹ được tự nhiên nhất với trải nghiệm thực tế gần 20 năm kinh nghiệm tiếp xúc với các thiết bị âm thanh.
(Bài viết không mang tính chất quảng bá về thiết bị âm thanh của các hãng, mà hướng đến cho chúng ta cái nhìn khách quan nhất & hiệu quả nhất khi sử dụng các thiết bị âm thanh hỗ trợ cho các nghệ sỹ trong các Live Show & Recording được tốt nhất.)
Đa số kỹ sư âm thanh làm Personal Monitor đều có nhiều “kỹ năng mềm” cần thiết trong công việc; xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các nghệ sỹ (ban nhạc & ca sỹ, diễn viên) là điều rất quan trọng để họ cảm thấy được hỗ trợ tốt nhất, họ có thể tập trung vào chuyên môn của mình và không phải bận tâm về những gì mình “phải nghe thấy”. Nhưng để hiểu thế nào về cách bộ não & tai của con người làm việc cùng nhau để tạo ra phản ứng thính giác, và làm thế nào chúng ta sử dụng hiểu biết về âm thanh vào việc Mixing?
Xem thêm: Tìm hiểu về nguyên lý thu thanh và truyền âm lập thể (P1)
Trong khi các yếu tố bổ sung của tâm lý học nhận thức cũng đang diễn ra – kỳ vọng cá nhân, định kiến và khuynh hướng cá nhân mà chúng ta không thể bù đắp – người Kỹ sư âm thanh chắc chắn có thể sử dụng “tâm lý học về âm thanh” để cải thiện việc mixing cho hợp lý.
Cảm nhận là gì?
Âm nhạc không bình thường ở chỗ nó kích hoạt tất cả các khu vực của não bộ con người. Phản ứng của chúng ta được kích thích khi chúng ta nghe một giai điệu, nhịp điệu hấp dẫn thì cảm ứng về cảm xúc của hệ thống cơ chân tay được kích hoạt bởi một giai điệu và chúng ta cảm thấy sự thôi thúc để nhún nhảy, lúc lắc cơ thể; và chúng ta cảm thấy tâm trạng của chúng ta chuyển từ vui sang buồn hoặc ngay lập tức được “sống lại” khi nghe một câu nhạc của một giai điệu quen thuộc, gắn với nhiều kỷ niệm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người bị tổn thương não nghiêm trọng và bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể được phục hồi khi họ nghe những giai điệu âm nhạc quen thuộc, yêu thích trong cuộc sống của họ.
Vỏ não của phần thính giác giải phóng ra chất “dopamine” khi nghe âm nhạc – một chất có khả năng gây nghiện tương tự cũng được giải phóng ra khi quan hệ tình dục, ăn sô cô la hoặc cô – ca – in,… Điều này làm cho âm nhạc trở thành một trong những cách lành mạnh để đạt được “khoái cảm” trong mỗi người. Các DJ & các nhà sản xuất âm nhạc sử dụng đặc tính để tạo hiệu ứng rất tốt khi hoà âm một bản nhạc Remix; trong một hiện tượng gọi là lắng nghe khởi âm, bộ não của chúng ta thực sự trở nên háo hức chời đợi sự tiết xuất “dopamine” & khi âm nhạc giải quyết, và nó điều khiển sự căng thẳng rồi giải phóng ra chất này thì nó tạo ra một cảm giác hưng phấn cho người nghe.
Khả năng nghe của tai người
Thính giác của con người không phải là tuyến tính – đôi tai của của chúng ta & bộ não hợp nhất để cung cấp cho sự định hướng tốt hơn cho các tần số đang tồn tại. Điều này được thể hiện trong các đường cong “âm lượng” (đường Đẳng thính) bằng nhau của Fletcher – Munson, và đó là nơi mà khái niệm về thang đo A (A-Weight) – đo mức độ tiếng ồn bắt nguồn. Như chúng ta cóthể thấy từ sơ đồ dưới đây: Chúng ta nhận thấy với một giai điệu muốn bằng nhau tần số 62,5Hz với 1kHz thì âm lượng chênh nhau 30phon (30dB).
Tương tự, ngưỡng âm lượng mà tại đó chúng ta nhận thấy thay đổi theo theo tần số. Khoảng tần số chúng ta nghe thấy tốt nhất (thính nhất) là từ 1kHz – 5kHz; nghĩa là, chúng ta có thể phát hiện một lời thì thầm của một bài phát biểu ở mức âm lượng rất thấp. Tuy nhiên, nếu âm thanh khác của một tần số tương tự đang có lớn hơn thì chúng ta không thể nghe được tiếng thì thầm đó nữa, hiện tượng này được gọi là “mặt nạ thính giác” hay “Át âm”.
Xem thêm: 5 câu hỏi cần đặt ra khi thuê địa điểm tổ chức sự kiện
Thật ngẫu nhiên, vì phản ứng tần số phi tuyến tính của thính giác chúng ta, điều này cũng làm cho bộ não suy nghĩ rằng âm thanh to hơn & mạnh hơn hoặc ngược lại khi bộ não không quan tâm đến tần số cao hay thấp thì một tín hiệu lại tạo ra cảm giác về chiều sâu & khoảng cách của nguồn âm.
Điều này cũng đáng để xem xét xem liệu tất cả các nguồn âm đầu vào có cần thiết để Mixing cho hệ thống Monitor? Những dải tần số, hiệu ứng được sử dụng khi tạo ảnh âm tổng thể trên một hệ thống âm thanh PA lớn có làm ảnh hưởng & khi mixing phần âm nhạc, Vocal cho IEM?
Dịch & Tổng hợp: Vienacoustics Group