Sự kiện Waterbomb Osaka đã phải hủy 2 đêm diễn vào ngày 15 -16/07 do vụ việc một nhân viên nam tại sự kiện không qua khỏi do bị khẩu đại bác nước bắn vào mặt. Và để tránh những trường hợp đáng tiếc như vậy, các nhà tổ chức sự kiện nên làm gì?
Waterbomb Osaka – Lễ hội nước được mong chờ nhất tại Nhật Bản đã không được diễn ra theo kế hoạch vì sự cố nam nhân viên đã không qua khỏi và chúng ta cần xử lý ra sao để hạn chế những nguy hiểm với những người tổ chức sự kiện và khán giả tham gia chương trình.
Nội dung
Từ sự việc đáng tiếc tại Waterbomb Osaka
Vào mùa hè, xu hướng tổ chức các sự kiện với chủ đề liên quan tới nước đang được lựa chọn nhiều, sự kiện Waterbomb là lễ hội hàng năm được rất nhiều khán giả yêu mến. Đây là sự kiện được rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc và lần này Ban tổ chức của lễ hội âm nhạc Waterbomb đã chọn Osaka, Nhật Bản là điểm đến tiếp theo nhưng mọi thứ đã không theo như mong muốn khi đã xảy ra vụ việc thương tâm về một nhân viên nam trong Ban tổ chức đã bị một khẩu đại bác nước bắn với tốc độ 120 km/h vào mặt và đã không qua khỏi.
Allkpop – Ban tổ chức của lễ hội Waterbomb Osaka đã gửi lời xin lỗi tới khán giả vì sự kiện không thể diễn ra, đồng thời cam kết hoàn trả tiền vé đầy đủ. “Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện đã gây ra cho khách hàng và những người liên quan. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm và làm việc để ngăn chặn sự tái diễn” – ban tổ chức thông tin. Cảnh sát đã vào cuộc để làm rõ sự việc. Hai sự kiện Waterbomb Nagoya 2023 và Waterbomb Tokyo 2023 được tổ chức vào ngày 22-23/7 và 29-30/7 vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Các Fan hâm mộ tại “Xứ sở mặt trời mọc “ vẫn sẽ được chiêm ngưỡng dàn lineup đỉnh cao, đặc biệt sẽ có sự xuất hiện của Daesung (Bigbang), sự kiện đầu tiên anh tham gia kể từ khi xuất ngũ.
Và những bài học rút ra
Để tổ chức một sự kiện thành công thì an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi những người làm sự kiện cần phải có khả năng quan sát toàn diện để có thể nắm bắt và xử lý mọi vấn đề. Các sự kiện với chủ đề nước đang được diễn ra nhiều hơn và làm thế nào để có thể tránh những sự việc đáng tiếc như tại WaterBomb Osaka:
Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị nước để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và không gây nguy hiểm cho người tham gia sự kiện và người làm sự kiện. Việc khảo sát địa điểm tổ chức luôn rất quan trọng, kiểm tra về máy móc, cơ sở thiết bị và lên đánh giá địa điểm tổ chức sẽ giảm thiểu khá nhiều những rủi ro không đáng có khi sự kiện diễn ra.
Đào tạo đội ngũ nhân viên về an toàn trong việc sử dụng và vận hành các thiết bị nước. Luôn phải tăng cường giám sát và kiểm soát quy trình sử dụng nước, đảm bảo chỉ có những người được đào tạo, có kiến thức và có trách nhiệm mới được tham gia vào việc sử dụng các thiết bị nước.
Xây dựng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các tình huống không mong muốn, như kiểm soát áp lực nước, giới hạn khoảng cách và xác định vùng an toàn cho khán giả và người tổ chức sự kiện, đảm bảo không có vật nguy hiểm hoặc chứng ngại vật cản trở để tránh các thương tích.
Thực hiện các biện pháp lắp đặt bảo vệ an toàn như màn chắn nước hoặc vật liệu chống thấm, luôn luôn phải kiểm tra định kỳ cho các thiết bị nước và đào tạo nhân viên các quy định và quy trình an toàn mới.
Luôn phải có nhân viên, đội ngũ y tế để kịp thời sơ cứu, chuẩn bị những thiết bị y tế thông dụng để có thể sẵn sàng ứng phó và xử lý tình huống kịp thời.
Sau sự kiện cần đánh giá và rút ra bài học từ sự cố, đánh giá tình huống và các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra tình huống tương tự trong tương lai.
Vụ việc thương tâm tại Waterbomb Osaka là “hồi chuông cảnh tỉnh” với những người làm sự kiện, đặc biệt với các sự kiện về nước sắp tới để chúng ta nhận ra tầm quan trọng của sự an toàn, quản lý chặt chẽ và sự hợp tác trong lĩnh vực giải trí. Đảm bảo những yếu tố về an toàn lao động và với khán giả để những sự kiện diễn ra trơn tru và không có những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Backstage News