Sân khấu quay (revolving stage) là một mặt sàn sân khấu tròn được lắp hệ thống cơ học bên dưới nhằm giúp thay đổi bối cảnh (không gian/thời gian) của vở kịch/tiết mục biểu diễn một cách nhanh chóng.
Có những ghi chép chỉ ra rằng các bộ máy này đã được thiết kế bởi kỹ sư thủy lực Tommaso Francini cho một cuộc vở múa ba lê với tên gọi Le ballet de la délivrance de Renaud vào khoảng năm 1617 tại Palais du Louvre, nhưng khi đó nó rất thô sơ. Mặt khác nó cũng xuất hiện tại Nhật Bản dưới cái tên gọi Bun-mawashi – hệ thống sàn gỗ phải quay bằng sức người.
Theo các tài liệu lịch sử phát triển sân khấu ở Nhật Bản thì, những chiếc revolving stage đầu tiên đã xuất hiện trong thời đại Edo (1600-1868). Trong thời kỳ này, nghệ thuật biểu diễn sân khấu của Nhật Bản phát triển vô cùng mạnh mẽ, không những vậy khoảng thời gian này cũng được coi là thời kỳ đỉnh cao của nghề thợ mộc tại đất nước mặt trời mọc. Do đó những sân khấu quay đầu tiên của Nhật Bản đã được tạo ra thông qua sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và kỹ năng nghề mộc.
Dưới thời đại Edo, Nhật Bản đã sản sinh được một số lượng lớn thợ mộc nổi tiếng chuyên về các cấu trúc bằng gỗ nhờ việc thiết kế xây dựng kiến trúc đền thờ. Những người thợ mộc này được kết nối bởi một học bổng toàn quốc, họ đã thể hiện được trí tưởng tượng cũng như kỹ năng tuyệt vời của mình trong công việc bằng cách tạo ra các sân khấu cực kỳ độc đáo, dựa trên yêu cầu cụ thể của người dân trong cộng đồng nông thôn (là những người biểu diễn kịch).
Bun-mawashi là revolving stage đầu tiên. Nó được thiết kế và giới thiệu bởi Denshichi Nakamura, vào những năm 1715-1735 của Thời đại Edo. Loại sân khấu quay đầu tiên này vốn là một bệ sân khấu tròn có bánh xe được đặt trên một sân khấu cố định truyền thống, và quay bằng tay. Một bức tường (bình phong) chạy qua đường kính của vòng tròn cho phép thay đổi sự xuất hiện của diễn viên và màn biểu diễn một cách nhanh chóng.
Mặc dù sân khấu đã được sáng tạo quay vòng, nhưng các vấn đề thay đổi bối cảnh diễn ra trực tiếp trước mắt khán giả vẫn cản trở việc tạo ra cảm xúc xuyên suốt, chân thực. Đến năm 1758, Shozo Namiki – một nhà biên kịch sân khấu đã giới thiệu một loại sân khấu quay mới ở khu vực Kadoza của Osaka.
Sân khấu này sẽ cắt chính giữa mặt phẳng sân khấu thành một phần hình tròn và xoay phần này trong các buổi biểu diễn, do đó trong các buổi biểu diễn, thời gian và không gian được chuyển từ cảnh này sang cảnh khác mà không cần vẽ tấm phông màn. Sân khấu được xoay bởi phần hệ thống cấu trúc gỗ được định vị trong khu vực naraku bên dưới sân khấu tương tự như cơ chế karakuri thông thường. Đó là các bộ bánh răng bằng gỗ được sử dụng để điều khiển con rối, khán giả đã không thể nhìn thấy các hoạt động bên dưới mặt sàn sân khấu.
Ngoài ra người Nhật còn sáng tạo rất nhiều các loại sân khấu khác điển hình như: Seri – một loại sân khấu có cơ chế giống như cửa bẫy trên mặt sàn, giúp nâng và hạ các mặt cắt của sàn sân khấu (tiền thân của sân khấu thủy lực ngày nay).
Trong khi đó, revolving stage đầu tiên ở Phương Tây được xây dựng bởi Karl Lautenschläger vào năm 1896 tại Munich, Đức. Nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp, Lautenschläger đã sử dụng điện để cung cấp năng lượng cho bàn xoay để những con lăn có thể chạy trên đường ray tròn thay vì phải dùng sức người đẩy như những chiếc “Bun-mawashi” đầu tiên của Nhật Bản.
Sân khấu quay đầu tiên ở Đức được lắp đặt tại Nhà hát Residenz để biểu diễn vở Opera Don Giovanni của nhà soạn nhạc thiên tài Wolfgang Mozart. Việc sử dụng sân khấu quay cho các vở Opera đòi hỏi phải có diện tích rộng, nên họ đã thiết kế mặt sàn có đường kính lên tới 50 feet (~15,24m) và nâng lên một chút so với sàn sân khấu thông thường.
Sân khấu quay đặc biệt này được chia thành 4 phần cho phép dựng 4 không gian khác nhau từ đầu chương trình. Nhờ các bức tường mà sân khấu quay này dễ dàng tạo được các không gian có chiều sâu. Sau này hệ thống sân khấu trong các nhà hát ở đây cũng tích hợp được các mặt sàn bẫy (có hệ thống thang máy) và sàn quay giúp nâng lên hạ xuống và thay đổi nhiều cảnh hơn.
Năm 1889, nhà hát Munich đã thuê Lautenschläger thiết kế một sân đặc biệt hơn dành để trình diễn các vở Opera của Shakespeare – các vở này đòi hỏi nhiều thay đổi về cảnh trí. Từ đó các nhà hát khác và các công ty khác biểu diễn các tác phẩm của Shakespeare cũng nhanh chóng sử dụng sân khấu quay vòng, và nó bắt đầu được biết đến như là sân khấu Shakespeare mới. Đây có lẽ là dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử của nó.
Ngày nay trong nhiều chương trình sân khấu nghệ thuật, giải trí uy tín phương Tây, người ta vẫn sử dụng loại hình sân khấu cổ điển này để thay đổi nhiều bối cảnh không gian, tạo chiều sâu về thị giác cũng như xúc cảm của người xem. Và lễ trao giải Grammy 2020 là một chương trình như vậy!
Hiện nay,revolving stageđược ứng dụng trong việc trưng bày và giới thiệu các sản phẩm cao cấp.
Xem thêm: MÔI TRƯỜNG LÊN TIẾNG, CÁC NHÀ SẢN XUẤT SỰ KIỆN TRẢ LỜI
Tài liệu tham khảo: