Sân khấu tour diễn Circus Maximus của Travis Scott được dàn dựng theo chủ đề hậu tận thế với đầy rẫy sự nổi loạn và sôi động.
Sau khi chính thức khởi động từ cuối năm 2023, tour diễn Circus Maximus của Travis Scott đã nhanh chóng khẳng định vị thế là một trong những tour diễn rap cá nhân hoành tráng bậc nhất thời đại. Trung tâm của sự choáng ngợp đó chính là sân khấu – một tuyệt phẩm kết hợp giữa điêu khắc đương đại, công nghệ âm thanh – ánh sáng tối tân và cảm hứng thị giác lấy từ thế giới hậu tận thế (dystopia).
Nội dung
“Tác phẩm mỹ thuật” đầy công phu
Tên gọi “Circus Maximus” không chỉ là tham chiếu văn hóa La Mã cổ đại, mà còn gợi nhắc đến một thế giới hỗn loạn và đổ nát. Mặt sàn sân khấu được thiết kế như một vết nứt khổng lồ chia đôi nhà thi đấu, tạo cảm giác như mặt đất đang vỡ ra để Travis xuất hiện giữa lòng khán giả. Các khối “boulder” (phiến đá giả lập bằng xốp EPS phủ sơn) cao từ 2 đến 4 mét không chỉ là điểm nhấn mỹ thuật mà còn là lối đi phụ trợ giúp Travis tiếp cận nhiều khu vực khán đài khác nhau một cách linh hoạt.

Một trong những yếu tố gây ấn tượng mạnh nhất là hệ thống 13 đầu tượng dystopia khổng lồ, mỗi chiếc lớn hơn một chiếc xe bán tải, được trang bị đèn laser đỏ và có khả năng bay. Ban đầu, chúng chỉ được thiết kế đặt tĩnh trên sàn, nhưng sát ngày diễn, đội ngũ thiết kế quyết định nâng cấp để bay và thậm chí cho Travis đứng lên trình diễn. Đội Rise Fabrication đã khẩn cấp gia cố khung thép bên trong để đảm bảo an toàn tối đa khi treo trên giàn nâng (truss).

“Ý tưởng đến từ việc tạo ra một sân khấu chia đôi toàn bộ nhà thi đấu, cho phép Travis biểu diễn ở nhiều vị trí mà vẫn giữ được sự gần gũi tối đa với khán giả” – đội ngũ thiết kế trên Raptv.com. Niklas và nhóm Sub Global chia sẻ.
Hệ thống âm thanh – ánh sáng hàng đầu
Để mang lại trải nghiệm âm thanh – ánh sáng đỉnh cao, hệ thống sân khấu của tour sử dụng những dòng loa chuyên dụng hàng đầu thế giới, đảm bảo độ phủ đều và âm lượng mạnh mẽ tại mọi vị trí trong nhà thi đấu như: Cohesion hay L-Acoustics.

Hệ thống ánh sáng điều khiển qua giao thức ArtNet cho phép xử lý đồng bộ ba lớp hiệu ứng: laser – LED – pháo lửa.
Hiệu ứng cháy nổ (Pyrotechnic) được lập trình chính xác theo từng cue nhạc (thuật ngữ chuyên môn chỉ dấu mốc hoặc tín hiệu âm thanh được lập trình sẵn để kích hoạt một hành động kỹ thuật nào đó) như “Goosebumps”, “FE!N”… giúp tăng cao kịch tính cho từng khoảnh khắc.
“Choáng” với logistics
Travis kết hợp với nhà thiết kế Rick Owens để tạo nên một không gian hậu trường (backstage) đặc biệt, mô phỏng một “Tech Glade” hiện đại, đầy đủ tiện nghi từ sofa, TV, tủ lạnh đến hệ thống chiếu sáng – âm thanh riêng biệt.


Toàn bộ sân khấu được chia thành 85 module, vận chuyển bằng 8 xe rơ-moóc chuyên dụng (trailer – loại xe kéo chuyên chở thiết bị lớn) dài 53 feet (khoảng 16,15 mét). Các module này được lắp dựng trong vòng 2 ngày, dưới sự kiểm soát kỹ lưỡng của đội ngũ kỹ thuật để đảm bảo vừa hiệu quả vừa tuyệt đối an toàn cho nghệ sĩ lẫn khán giả.
Circus Maximus không đơn thuần là một tour diễn mà đó còn là một tác phẩm trình diễn tổng hợp, nơi Travis Scott biến mỗi đêm nhạc thành một trải nghiệm nhập vai. Từ sàn sân khấu hình đá vỡ, tượng bay khổng lồ đến những trận pháo lửa rực cháy, mọi yếu tố đều được đan cài để kể một câu chuyện thị giác thống nhất. Đây chính là tiêu chuẩn mới cho quy mô, tham vọng và độ hoàn thiện trong các tour diễn rap đương đại.
Backstage News