Khi nói tới xu hướng sự kiện tại Việt Nam và trên thế giới, chỉ có thể đưa ra một vài nhận định nhỏ và có dẫn chứng chính xác mang tính dự đoán và không định hướng hoàn toàn, bởi với sự phát triển và thay đổi liên tục, các ý kiến đó có thể đúng hoặc sai ngay lập tức. Bài viết này sẽ đưa ra một số những nội dung làm căn cứ xác định xu hướng của ngành sự kiện, thậm chí qua đó giúp nhận định được xu hướng trong thời gian tới đối với nhiều ngành nghề.
Nội dung
XU HƯỚNG LÀ GÌ?
Sau khi tìm hiểu vài dẫn chứng trên Google, thực tế không có một định nghĩa cụ thể nào dành cho từ khoá “xu hướng”, chỉ có thể tóm tắt như sau: Xu hướng là chuyển động có định hướng của tập hợp các sự vật, sự việc đang thay đổi hoặc hướng tới.
Như vậy, xu hướng trong ngành sự kiện hoặc truyền thông quảng cáo nói riêng là một chủ đề (sự kiện, chương trình quảng cáo, công nghệ…) mà từ đó tạo sự thu hút với người tham dự, kéo theo hàng loạt các chủ đề tương tự nhằm đạt được cùng một kết quả. Sau đây là những yếu tố giúp xác định xu hướng sự kiện tại Việt Nam.
1. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Yếu tố này đến từ thượng tầng, chủ trương phát triển đất nước từ các cấp lãnh đạo nhà nước. Việt Nam hiện nay vẫn đang đi theo định hướng phát triển mạnh nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao (đóng góp phần lớn vào GPD cả nước). Đặc biệt trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ đẩy mạnh thông điệp chuyển đổi số quốc gia, tức các lĩnh vực thương mại điện tử, số hoá hành chính công, số hoá doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến, ví điện tử, ngân hàng số… có cơ hội được thúc đẩy và phát triển. Nếu như các bạn thành lập công ty và đăng ký trong một số ngành nghề như nông nghiệp, công nghệ thông tin, đào tạo còn có thể được miễn thuế (hay một phần thuế).
Từ đó, so sánh với các nước như Thái Lan – nền kinh tế du lịch văn hoá, Hàn Quốc – thúc đẩy nền văn hoá giải trí, nơi Chính phủ trực tiếp “nhúng tay” vào các lĩnh vực này, thị trường du lịch, sự kiện, văn hoá sẽ trở thành mũi nhọn phát triển đất nước, tạo đà phát triển mạnh mẽ.
2. NỀN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, LẠM PHÁT
Theo một số chuyên gia kinh tế, biến động kinh tế Việt Nam thường đi sau thế giới khoảng 6 tháng. Nếu như xảy ra lạm phát hoặc suy yếu kinh tế như sau đại dịch vừa qua, khi nền kinh tế đứng đầu thế giới như Mỹ hoặc các nước Châu Âu đã diễn ra, Việt Nam sẽ bị hoãn tạm thời tới thời điểm năm nay. Có thể thấy, cuối năm 2022, sự bùng nổ trong mua sắm dịch vụ đã tạo cơ hội cho ngành sự kiện quay trở lại nóng hơn bao giờ hết sau 2 năm bị kìm hãm. Sang đến năm nay, nền kinh tế bắt đầu trầm lắng, trên các diễn đàn kinh tế thường có những phân tích nhận định trên thị trường kinh tế nói chung đều là sức mua giảm. Tiếp theo là tín hiệu Ngân hàng hạ lãi suất (đọc thêm) để có thể bơm tiền ra nền kinh tế, nhằm giúp hàng hoá lưu thông, hoàn toàn thấy được Việt Nam đang phải chịu sức ép lạm phát lớn.
Với tình hình kinh tế nói chung, các ngành hàng lớn cùng những chiến dịch truyền thông thương hiệu sẽ cần phải cân đo tính toán rất nhiều. Thay vì làm đa kênh, những ngành hàng này cần phải co lại vào một kênh cụ thể với mong muốn tập trung bán hàng, tạo ra hiệu quả doanh thu.
Ngành Tổ chức sự kiện xét trên bình diện chung sẽ bị ảnh hưởng và chưa thể đạt điểm bùng nổ. Đây là yếu tố nếu như ai đang có ý định thành lập doanh nghiệp Tổ chức sự kiện nên cân nhắc.
3. LỊCH SỬ NHÃN HÀNG & CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
Các nhãn hàng lớn chắc chắn phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế biến động. Bên cạnh đó, họ vẫn cần thực hiện các hoạt động truyền thông đa kênh và quan tâm đến trải nghiệm khách hàng nhằm tạo sự cạnh tranh với các đối thủ. Suy ra, sự kiện vẫn là công cụ mang lại ưu thế tốt cho thương hiệu. Các nhãn hàng có lịch sử ra mắt sản phẩm theo chu kỳ cũng phải tạo ra các hoạt động thúc đẩy hình ảnh với sản phẩm mới.
Trong những năm trước đây, việc tổ chức các sự kiện với quy mô “lớn” như ngày hội hoa lan, lan đột biến cũng diễn ra khá rầm rộ. Đây là một dạng sự kiện được nổi lên trên thị trường, đột nhiên biến mất sau vài năm “hớt váng”, nằm ngoài các sự kiện thương hiệu có tính bài bản. Hoặc thị trường tổ chức cho ngành bất động sản trong thời gian vừa qua cũng mang đến những cơn gió lạ, những sự kiện với quy mô khủng, năm nay cũng dần vắng bóng.
Nói tới cơ hội thị trường, nhu cầu và thị hiếu khán giả cũng mang đến xu hướng.
Ví dụ: Trên thế giới có các công nghệ biểu diễn như AR Show, Drone Show, VR Game, điều này tạo ra trải nghiệm hứng thú tới người tham dự, tất nhiên các thương hiệu rất muốn mang điều đó tới khách hàng của mình tại khu vực họ đang “đóng quân”, sau khi đã làm rất nhiều những trải nghiệm khác nhau, nhãn hàng bắt buộc phải tìm ra trải nghiệm mới lạ hơn, đồng thời các đối thủ cũng đang tìm các cách thức độc đáo, cùng chung một mục tiêu duy nhất: Chiếm lấy trái tim khách hàng. Từ đó, cuộc đua chính thức bắt đầu. Nhãn A làm, nhãn B đi theo và cải tiến, nhãn C không đứng ngoài cuộc, xu hướng dần được hình thành.
Một thời trước đây, các EDM Show nổi lên – điều tất yếu nếu nói về lễ hội, các nhãn hàng thi nhau mời toplist DJ về Việt Nam trình diễn, khuếch trương thương hiệu, Raver đi mỏi chân vẫn chưa hết sự kiện. Dẫu vậy, do một số yếu tố chủ quan, trào lưu này bị dập tắt và cho đến nay mới dần được hồi phục nhưng không bùng nổ.
Xu hướng được củng cố rất tốt trong tương lai nếu như xác định được nhãn hàng, quy mô và dung lượng thị trường đủ hấp dẫn.
4. NHÀ CUNG CẤP
Ai cũng muốn là người đầu tiên tạo ra trào lưu, xu hướng. Tuy nhiên tại Việt Nam, Event Agency còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Bởi nếu chỉ dùng một lần, không thể thuê êkip nước ngoài thực hiện, càng không thể nhập khẩu nguyên công nghệ vì không thể tự vận hành, công nghệ sẽ là một yếu tố hạn chế và không được tối ưu về mặt chi phí vận hành sản xuất.
Ví dụ hiện nay tại Việt Nam, đã có những nhà cung cấp các thiết bị trình diễn Drone – Hidrone, Palang trình diễn – An Bách, Kinetic Show,… sẽ là sự lựa chọn trải nghiệm khác biệt cho người tham dự.
Ngoài ra, còn phải xác định xu hướng của các phần khác nhau trong sự kiện (ngoài xu hướng trình diễn) như xu hướng in ấn, check-in, địa điểm… Xu hướng sẽ hình thành khi có các nhà cung cấp phù hợp, là trải nghiệm hay, lôi kéo được nhiều người.
5. CHU KÌ XÁC ĐỊNH
Tất nhiên, nói về xu hướng, không thể nói về suy nghĩ bất chợt, đây phải là sự đúc kết bao quát cả một quá trình dài nhìn nhận thị trường nói chung cùng các thông tin tôi đã nêu ra ở trên. Chu kỳ là căn cứ để xác định xu hướng, với ngành kinh tế, xu hướng cho một chu kỳ có thể kéo dài từ 8 – 10 năm. Nhưng với sự biến động và cập nhật mới, công nghệ trải nghiệm ra đời liên tục, xu hướng của ngành sự kiện thường được kéo dài từ 3 – 5 năm.
Ngành sự kiện Việt Nam theo lịch sử 2 – 3 năm vừa qua có gì, thay đổi ra sao sẽ là một phần giúp xác định xu hướng trong năm tới.
Cuối cùng, hình ảnh minh hoạ là thông điệp mới từ Chính phủ cho lĩnh vực thể thao điện tử, có thể coi là một lĩnh vực khá mới tại Việt Nam thông qua Seagame vừa qua, nằm trong chiến lược chuyển đổi số Quốc gia, ngành này có dung lượng thị trường lớn, giờ lại có sự thông thoáng trong vận hành, liệu rằng đây có phải là xu hướng trong lĩnh vực tổ chức sự kiện những năm sắp tới? (link)
Những bài viết về xu hướng chung trên thế giới cũng như nhận định riêng của Backstage sẽ được cập nhật tại: Xu hướng
Backstage VN
Nguồn tổng hợp