Vận động viên Dalat Ultra Trail 2020 cho rằng dù đã ký giấy miễn trừ trách nhiệm, ban tổ chức cần có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người đăng ký tham dự.
“Khi nhóm tôi chạy đến gần nơi vận động viên gặp nạn, ban tổ chức ngăn lại và cho biết vừa có trường hợp bị lũ cuốn. Sau khi mưa lớn, quãng đường quay lại cũng có vài con suối khác nước đang dâng cao như thế”, một vận động viên tham gia cự ly 70 km ở Dalat Ultra Trail 2020 kể.
Sau tai nạn, nhóm người tìm ra đường quay lại điểm xuất phát khi được người dân bản địa chỉ giúp một con suối khác nằm cách đó vài chục mét. Con suối này rộng, nông hơn và nước không chảy xiết.
“Check point” thưa thớt
“Nhiều vận động viên đã về lại điểm xuất phát theo cách này; tuy nhiên, ban tổ chức lúc đó vẫn không cử ai ra hướng dẫn. Tại những quãng đường tiềm ẩn nguy hiểm, đơn vị tổ chức cần bố trí hướng dẫn viên kỹ lưỡng hơn”, người này thông tin.
Theo nhiều người tham gia Dalat Ultra Trail 2020, số lượng người hướng dẫn của ban tổ chức cùng số check point (nơi tiếp tế đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm) hạn chế hơn mọi lần.
Vận động viên Dalat Ultra Trail 2020 cho rằng dù đã ký giấy miễn trừ trách nhiệm, ban tổ chức cần có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người đăng ký tham dự.
“Khi nhóm tôi chạy đến gần nơi vận động viên gặp nạn, ban tổ chức ngăn lại và cho biết vừa có trường hợp bị lũ cuốn. Sau khi mưa lớn, quãng đường quay lại cũng có vài con suối khác nước đang dâng cao như thế”, một vận động viên tham gia cự ly 70 km ở Dalat Ultra Trail 2020 kể.
Sau tai nạn, nhóm người tìm ra đường quay lại điểm xuất phát khi được người dân bản địa chỉ giúp một con suối khác nằm cách đó vài chục mét. Con suối này rộng, nông hơn và nước không chảy xiết.
“Check point” thưa thớt
“Nhiều vận động viên đã về lại điểm xuất phát theo cách này; tuy nhiên, ban tổ chức lúc đó vẫn không cử ai ra hướng dẫn. Tại những quãng đường tiềm ẩn nguy hiểm, đơn vị tổ chức cần bố trí hướng dẫn viên kỹ lưỡng hơn”, người này thông tin.
Theo nhiều người tham gia Dalat Ultra Trail 2020, số lượng người hướng dẫn của ban tổ chức cùng số check point (nơi tiếp tế đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm) hạn chế hơn mọi lần.
“Năm nay số điểm check point nằm cách nhau khoảng 10 km. Người hướng dẫn được bố trí với số lượng hạn chế hơn và chỉ đứng tại những điểm người tham dự dễ đi sai đường”, Thế Anh (26 tuổi, vận động viên tham gia Dalat Ultra Trail 2020) cho biết.
Một vận động viên nữ tham gia chạy quãng đường 21 km của Dalat Ultra Trail 2020 thông tin mọi năm, trung bình cả đoạn đường có 4-5 điểm check point để cung cấp nhu yếu phẩm và chăm sóc y tế, năm nay, trên toàn cung đường chỉ có 2 điểm.
“Quãng hành trình 21 km có 2 dốc thẳng đứng, trời mưa đường trơn càng thêm nguy hiểm. Tuy nhiên, cả 2 con dốc đó không thấy bóng dáng hướng dẫn viên đâu”, nữ vận động viên nói.
Anh Quang Long (27 tuổi) cũng than phiền về công tác chuẩn bị của chương trình năm nay. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu, nếu ban tổ chức bố trí nhiều người hơn dọc đoạn đường, những sự cố đáng tiếc sẽ ít khả năng xảy ra.
“Nếu các điểm check point đặt gần hơn, người tham gia sẽ có thêm thời gian nghỉ lấy lại sức. Nếu có nhiều người của ban tổ chức tại những điểm nguy hiểm, sự cố đáng tiếc sẽ không xảy ra”, anh Long chia sẻ.
Miễn trừ trách nhiệm không có nghĩa mặc kệ
“Tôi xác nhận và hiểu rằng khi tham gia sự kiện, tôi có thể bị thương về thể chất hoặc tinh thần, hoặc tử vong về các lý do khác nhau…”, đó là một phần thông tin mà người tham dự được yêu cầu ký trong biên bản xác nhận miễn trừ trách nhiệm khi tham gia sự kiện Dalat Ultra Trail hàng năm.
Anh Đăng (38 tuổi), vận động viên tham gia hầu hết giải chạy đường dài tại Việt Nam, cho biết mọi sự kiện thể thao mang tính chất tương tự Dalat Ultra Trail không thực hiện kiểm tra thể trạng vận động viên, họ tự chịu trách nhiệm khi đăng ký tham dự. Tuy giải không giới hạn điều kiện tham gia, những cuộc thi như thế này không dành cho mọi thành phần.
“Trước đây tôi chỉ nghĩ rằng mình là vận động viên, mình tự chịu trách nhiệm và tự chủ động được việc mình làm có nguy hiểm hay không. Nhưng qua sự việc này, tôi thấy những người tổ chức cần nhanh nhạy trong tình hình và đưa ra cách ứng phó có trách nhiệm”, anh Đăng nói.
Phân tích kỹ hơn, anh cho rằng tại những đoạn nước cao, chảy xiết, ban tổ chức có thể đánh giá tình hình để đưa ra giải pháp như làm đường qua, hoặc sắp xếp dây để người chạy bám vào qua suối an toàn. Khi tham dự sự kiện, vận động viên đôi lúc vì lưu tâm đến việc hoàn thành hành trình nên không thể đưa ra quyết định dừng lại.
“Nạn nhân tử vong chạy cự ly 70 km, quãng đường này chỉ dành cho những người có kinh nghiệm và tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên, ở trường hợp đó, không nhiều người có thể đưa ra quyết định dừng lại”, vận động viên 38 tuổi chia sẻ.
Anh Đăng cho rằng trong những lúc như vậy, với vai trò quản lý, điều hành, Ban tổ chức cần có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho thành viên bằng bất kỳ cách nào.
Tối 20/6, Ban tổ chức giải Dalat Ultra Trail 2020 đã phát thông báo hủy bỏ tất cả hoạt động liên quan đến giải đấu này để đảm bảo an toàn cho hơn 6.000 vận động viên.
Tai nạn xảy ra vào chiều 20/6, một vận động viên tham dự giải Dalat Ultra Trail 2020 bị lũ cuốn trôi khi cố vượt qua con suối tại xã huyện Lạc Dương. Thi thể vận động viên này được tìm thấy tại đầu hồ Suối Vàng, đoạn đường đi Cổng Trời thuộc xã Đạ Sar.
Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, cho biết nơi vận động viên gặp nạn là con suối rất nhỏ. Khoảng 12h trưa 20/6, khu vực trên mưa lớn nên nước dồn xuống khiến vận động viên trượt chân và bị cuốn trôi.
Theo Zingnews.vn