Các sự kiện nhập vai (immersive event) luôn mang tới sự hấp dẫn cho khán giả vì những hình ảnh nghệ thuật đẹp mắt và hệ thống âm thanh vô cùng dễ chịu.
Một sự kiện nhập vai hay immersive có thể đi kèm với sự giúp đỡ của công nghệ Virtual Reality (VR – thực tế ảo), Augmented Reality (AR – thực tế tăng cường), Mixed Reality (MR – thực tế hỗn hợp); có thể chỉ sử dụng máy chiếu lên một không gian lớn cùng ambient music.
Đây là một xu hướng đang rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện, theo nghiên cứu của Encore Planner Pulse, 85% nhà tổ chức sự kiện tin rằng trải nghiệm nhập vai sẽ thúc đẩy sự tham gia của khán giả lớn hơn. Vậy tại sao các sự kiện nhập vai ngày càng được ưa chuộng đến vậy?
- Sự tương tác cao hơn: Trải nghiệm nhập vai khiến khán giả phải đi khám phá nhiều hơn vì tất cả các ngóc ngách trong địa điểm tổ chức đều có thể trở thành một bức tranh nghệ thuật. Từ đó, khán giả sẽ cảm thấy hứng thú và chịu khó tương tác với các tác phẩm hơn.
- Kết nối cảm xúc: Tạo kết nối cảm xúc giúp trải nghiệm đáng nhớ hơn, dẫn đến ấn tượng sâu sắc và lâu dài hơn, đồng thời tăng lợi nhuận từ trải nghiệm
- Tăng cường ROI & ROE: Trải nghiệm nhập vai thúc đẩy ROI và ROE của sự kiện bằng cách nâng cao nhận thức về giá trị, thu hút nhà tài trợ và tăng cường sự hài lòng của khán giả. Người lập kế hoạch có thể tạo các triển lãm tương tác cho bản demo sản phẩm hoặc sử dụng dữ liệu thu thập được từ các tương tác AR (thực tế tăng cường để cải thiện mức độ tương tác và giữ chân người tham dự.
Khi làm những sự kiện nhập vai, người làm chương trình có thể áp dụng những cách sau để tối ưu chi phí nhưng vẫn gây ấn tượng với khán giả:
- Các yếu tố tương tác đơn giản: Sử dụng các yếu tố tương tác tiết kiệm chi phí như sử dụng mã QR để khán giả biết thêm nội dung của tác phẩm hoặc trải nghiệm AR cơ bản có thể truy cập thông qua thiết bị của người tham dự mọi lúc mọi nơi.
- Yếu tố trực quan: Kết hợp các màn hình hiển thị trực quan như projection mapping và biển báo kỹ thuật số (digital signane). Sử dụng bản đồ chiếu 3D trên nhiều hình dạng khác nhau có thể là một giải pháp thay thế sáng tạo và tiết kiệm thay cho việc lắp đặt nhiều màn LED
- Hợp tác với các tài năng địa phương: Hợp tác với các nghệ sĩ, nhạc sĩ và người biểu diễn địa phương có thể đóng góp vào trải nghiệm nhập vai. Điều này tạo thêm nét độc đáo và cá nhân cho sự kiện đồng thời hỗ trợ các tài năng địa phương.
- Sử dụng âm thanh thông minh: Căn chỉnh nhạc nền với chủ đề của sự kiện để tôn lên mood and tone cho concept của sự kiện. Bạn cũng có thể “bao quanh” người tham gia trong “bồn tắm âm thanh” hay sound bath, đây là một hình thức trị liệu thông qua việc sử dụng nhịp điệu, rung động và tần số. Với loại âm thanh này, khán giả khi đến sự kiện nhập vai sẽ cảm thấy thư giãn sâu, sảng khoái hơn rất nhiều và thậm chí nó còn tạo cảm giác về chiều sâu cho sự kiện của bạn.
Backstage News