Tìm hiểu về sự kiện ngay khi xem phim là một ý tưởng không thể tuyệt vời hơn trong kỳ nghỉ dài này. Hãy cùng xem nghề tổ chức sự kiện đã biến hoá như thế nào trong 6 bộ phim dưới đây nhé.
Ngành công nghiệp sự kiện và các chuyên gia tổ chức sự kiện hiếm khi được đề cập trong các bộ phim, dù cho quy mô của nó có rộng lớn đến mức nào. Có lẽ đó là sự thiếu sót để mọi người có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống của dân event.
Dưới đây là danh sách gồm 6 bộ phim đã khắc hoạ, ghi chép và thậm chí chế nhạo cuộc sống và các dự án của những nhà tổ chức sự kiện khác nhau. Trải dài trên nhiều thể loại từ phim tài liệu cho đến hài lãng mạn, mỗi bộ phim đều là ví dụ để chứng minh một điều: tổ chức sự kiện không dành cho những ai “nhát gan”. Đương nhiên đối với dân sự kiện chuyên nghiệp, 6 tác phẩm dưới đây cũng rất đáng để xem.
Nội dung
1. Fyre (2019)
Được sản xuất bởi Netflix, Fyre là bộ phim tài liệu do Chris Smith làm đạo diễn đã trở thành một hiện tượng vào năm 2019, khi lột tả được sự hỗn loạn của Lễ hội Fyre 2017.
Fyre là một lễ hội âm nhạc hoành tráng với các chiến dịch quảng bá phô trương. Lễ Hội được tổ chức trên một hòn đảo thiên đường thuộc quần đảo Bahamas, thuộc sở hữu của trùm buôn lậu ma túy Pablo Escobar. Được tổ chức bởi một rapper nổi tiếng, sự kiện này sở hữu dàn nghệ sĩ, ban nhạc đình đám nhất tại thời điểm đó. Hàng loạt khách mời tên tuổi cũng đã góp mặt, trong số đó có chị em nhà Kardashian với vai trò “advertising girls”. Tự hỏi rằng liệu có bất kỳ sai sót nào có thể xảy ra được cơ chứ? Nhưng hoá ra là, tất cả.
Đoạn video quảng bá Fyre Festival vào năm 2017 để hiện sự quảng bá đầy khoa trương.
Những chiêu trò marketing rầm rộ về dàn khách mời đã thu hút hầu hết khán giả là lớp trẻ thuộc thế hệ Millennials, họ sẵn sàng chi hàng nghìn đô-la cho cho một tấm vé VIP.
Nhưng khi đến nơi, người tham dự hoàn toàn thất vọng bởi cơ sở hạ tầng thiếu thốn đến mức không có nước có thể uống. Điều kiện thời tiết xấu cùng những “nhà tổ chức dối trá” đã khiến cho lễ hội buộc phải huỷ bỏ ngay trong ngày đầu tiên. Fyre trở thành lễ hội tai tiếng và thảm họa nhất trong lịch sử.
Bộ phim Fyre đã chỉ ra rằng: chiến lược truyền thông dù ấn tượng cũng chẳng để làm gì khi sự kiện đó tồi tệ đến mức không thể tổ chức được. Mặt khác, một chiến lược truyền thông ấn tượng sẽ trở nên hiệu quả nếu sự kiện của bạn được thực hiện tốt.
2. The First Monday In May (2016)
MET Gala được tổ chức thường niên vào thứ hai đầu tiên của tháng năm, nhằm mục đích gây quỹ cho Trung tâm trang phục trực thuộc Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan.
MET Gala bắt đầu nổi tiếng từ năm 1948 và trở thành sự kiện thời trang hàng đầu thế giới. Sự kiện này luôn thu hút những người nổi tiếng và các nhà từ thiện có ảnh hưởng trên toàn cầu. Dựa theo chủ đề của từng năm, khách mời tham dự sẽ diện trang phục được may đo bởi các nhà thiết kế thời trang tên tuổi bậc nhất.
The First Monday in May (tựa đề tiếng Việt: Thứ hai đầu tiên của tháng năm) là một bộ phim tài liệu tái hiện toàn bộ quá trình chuẩn bị cho khán phòng của MET Gala. Từ hậu trường tổ chức sự kiện, quá trình chuẩn bị cho triển triển lãm 2015, thảm đỏ cho đến ngày diễn ra sự kiện. Bộ phim sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho những người có hứng thú với cách vận hành một sự kiện có quy mô như thế này.
Để tái hiện từng bước tổ chức sự kiện, đạo diễn Andrew Rossi đều dành thời gian mỗi ngày để quan sát đội ngũ thực hiện chính, bao gồm: Anna Wintour – Tổng biên tập tạp chí Vogue, Sylvana Ward – Giám đốc dự án đặc biệt Durrett và Andrew Bolton – Nhà quản lý của Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan.
3. The Ultimate Wedding Planner (2014)
The Ultimate Wedding Planner (tựa đề tiếng Việt: Người tổ chức lễ cưới tuyệt vời nhất) được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 2014. Bộ phim tài liệu kể về câu chuyện thành công của một trong những nhà tổ chức lễ cưới nổi tiếng nhất thế giới – Yoshitaka Nojiri đến từ Nhật Bản.
Nojiri thu hút sự chú ý vào đầu những năm 2000 và công ty của ông là One Heart Weddings đã thực hiện khoảng 2 nghìn đám cưới mỗi năm, cũng như các sự kiện xa xỉ cho các khách hàng như Armani, Audi, Cartier, Ferrari, Dior và Moët. Ông là người tạo ra cuộc cách mạng trong quan điểm về nghi lễ đám cưới ở Nhật Bản, bằng cách tổ chức các sự kiện có tính tương tác và nâng cao nhận thức về trải nghiệm của các cặp đôi lẫn người tham dự.
Bộ phim theo chân Nojiri từ khi ông xây dựng công ty, trình bày kế hoạch chi tiết cho đội ngũ nhân viên về tổ chức sự kiện. Tác phẩm cũng phản ánh hành trình từ Đông sang Tây, cụ thể là từ Tokyo đến LA của Nojiri.
4. The Wedding Planner (2001)
The Wedding Planner (tựa đề tiếng Việt: Người tổ chức lễ cưới) là tác phẩm được sản xuất vào năm 2001, mang đậm phong cách phim hài lãng mạn của Mỹ. Trong đó, Jennifer Lopez đảm nhiệm vai nữ chính – Mary Fiore, một người tổ chức đám cưới rất được kính nể. Mary Fiore có khả năng khiến bất kỳ đám cưới nào trở thành một sự kiện lãng mạn khó quên cho những người tham dự. Sự nghiệp của nữ chính tiếp tục gặt hái được nhiều thành công cho đến khi cô phải lòng chú rể của một trong những đám cưới cô đang tổ chức. Khi đó, cô cũng nhận ra sự thiếu thốn tình yêu trong cuộc sống của mình.
Bộ phim tập trung nhiều vào cuộc sống cá nhân của người làm nghề tổ chức sự kiện hơn là về nghề nghiệp này. Cũng chính vì lý do này, cho đến nay, bộ phim vẫn tiếp tục thu hút được niềm yêu thích của nhiều nhà tổ chức sự kiện khác.
5. Big Night (1996)
Chúng ta đều biết đồ ăn và thức uống của một sự kiện quan trọng như thế nào. Chúng ta cũng hiểu cách các dịch vụ ăn uống tại nhà hàng phục vụ những đối tượng khách hàng khác nhau và khiến họ đắm chìm trong không gian văn hoá địa phương hay bối cảnh được thiết kế riêng. Big Night (tựa đề tiếng Việt: Đêm dài) truyền tải nội dung về cách phục vụ đồ ăn, mức độ hài lòng của khách hàng và sự quan trọng của một bữa ăn ngon. Đây là những yếu tố gắn kết mọi người, thúc đẩy sự tương tác và tạo ấn tượng cho các vị khách mời.
Mặc dù được công chiếu vào năm 1996, bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 1950. Nội dung phim xoay quanh 2 nhân vật chính Primo (Tony Shalhoub) và Secondo (Stanley Tucci), hai em người Ý nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mong muốn mở một nhà hàng tên là The Paradise (tạm dịch: Thiên đường). Mỗi nhân vật đều có một đặc điểm riêng: trong khi Primo là một đầu bếp tài năng thì Secondo là một doanh nhân. Để quảng bá nhà hàng, họ tổ chức một sự kiện Big Night bằng cách đặt cược toàn bộ vào một thực đơn thịnh soạn nhất.
6. Miracle on 34th Street (1947 và 1994)
Miracle on 34th Street (tựa đề tiếng Việt: Phép màu trên phố 34) kể về câu chuyện của Doris Walker (Maureen O hèHara), chịu trách nhiệm tổ chức cuộc diễu hành Giáng sinh tại Macy – một cửa hàng bách hóa toàn cầu nằm trên phố 34, Manhattan.
Vì người đóng vai ông già Noel trong cuộc diễu hành xin thôi việc, Doris Walker cần phải tìm một người thay thế vào phút chót. Nhân viên mới (Edmund Gwenn) đã gặp cô con gái sáu tuổi của Doris và khiến cô bé tin rằng ông già Noel là có thật. Từ đó, cô bé như được tiếp thêm sức mạnh về niềm tin vào một điều nào đó.
Bản gốc của bộ phim được phát hành vào năm 1947 và được làm lại vào năm 1994 với một vài thay đổi nhỏ nhưng cốt truyện ban đầu vẫn được duy trì. Đây có thể là bộ phim lâu đời nhất khắc họa cuộc sống làm việc của một người tổ chức sự kiện. Bởi ngay chính công việc này cũng từng được cho là không hề tồn tại mãi cho đến năm 1947. Nhân vật Doris Walker đã lên kế hoạch cho tất cả các sự kiện của cô chỉ với một bảng đơn ghi tạm trên máy tính (clipboard).
Nếu trong kỳ nghỉ dịch dân event chưa biết nên xem gì thì hãy tìm kiếm tên của những bộ phim này trên mạng và tận hưởng thôi nào!
Nguồn: spacehuntr
Xem thêm: