Campuchia ước tính chi 118 triệu USD, tương đương khoảng 2.800 tỷ đồng, để tổ chức SEA Games 32 và Para Games 12. Campuchia tổ chức SEA Games 32 từ ngày 5 đến 17/5 và Para Games 12 từ ngày 3 đến 9/6.
Tuy nhiên, con số trên chưa bao gồm chi phí xây dựng Khu liên hợp thể thao quốc gia Morodok Techo, ước tính tốn 160 triệu USD (khoảng 3.750 tỷ đồng) do Trung Quốc hỗ trợ, ở phía bắc thủ đô Phnom Penh. Điểm nhấn trong khu liên hợp này là sân chính Morodok Techo với sức chứa 60.000 chỗ ngồi, lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau các sân Bukit Jalil ước tính 110.000 chỗ Malaysia và Gelora Bung Karno 77.000 chỗ của Indonesia.
“Chúng tôi lên kế hoạch chi 118 triệu USD cho đại hội và miễn phí cho mọi người”
– tờ Khmer Times dẫn lời ông Tea Banh – Phó Thủ tướng kiêm Trương Ban tổ chức SEA Games 32 (CAMSOC).
Tính cả tiền xây khu liên hợp, tổng chi phí để Campuchia tổ chức cả SEA Games lẫn Para Games lên tới 278 triệu USD. Năm ngoái, Việt Nam chỉ bỏ ra 51 triệu USD từ Ngân sách Nhà nước, chưa kể khoản chi của các địa phương để tổ chức SEA Games 31. Tuy nhiên, Việt Nam không tốn nhiều tiền để xây mới địa điểm thi đấu, mà chủ yếu sửa chữa cơ sở vật chất có sẵn.
Theo Ngân hàng Thế giới, GDP Campuchia năm 2021 tính theo phương pháp thông thường là 27 tỷ USD, kinh phí tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á tương đương 1,02% GDP. Con số này của Việt Nam năm ngoái khoảng 0,014% GDP năm 2021, kém Campuchia 73 lần.
Campuchia hòa phóng chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí toàn bộ chi phí ăn ở cho VĐV, HLV và đại biểu các đoàn thể thao tới tham dự. Theo Thủ tướng Hun Sen, các khoản chi này vào khoảng 7 triệu USD. Ngoài ra, nước chủ nhà SEA Games 32 còn miễn phí vé vào sân và miễn phí bản quyền truyền hình.
Campuchia sẽ đón tiếp khoảng 12.000 thành viên các đoàn tới tham dự. Hai sự kiện SEA Games 32 và Para Games 12 có thể thu hút khoảng 500.000 du khách quốc tế.
Nguồn: VnExpress