Bài viết sẽ đưa tới những thông tin có thể công chúng chưa biết rõ về một vị trí vô cùng quan trọng của ngành công nghiệp sự kiện - Người làm nghề MC. Cùng tìm hiểu điều gì khiến nghề này lại có sức hút mãnh liệt tới vậy.
Người làm MC phải giữ vững niềm đam mê và tình yêu dành cho công việc mình theo đuổi, mặc cho việc nghề MC sự kiện được đánh giá là một trong những công việc phát triển nhanh chóng và có tính chất đổi mới hàng ngày, đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng,
Nghề MC sự kiện và lịch sử bất thường
Lần ra nguồn gốc của MC-ing từ Jamaica, nơi khởi nguồn của các hệ thống âm thanh, thật khó tin khi thực tế ghi lại: Lịch sử của MC, nguồn gốc và vị thế của những người đầu tiên làm nghề này có một mối quan hệ mật thiết với bối cảnh của các lễ hội văn hóa tại Jamaica.
Ban đầu, MC-ing là một loại hình nghệ thuật tại các lễ hội văn hóa âm nhạc tại Jamaica. Loại hình nghệ thuật này được gọi là “thêm gia vị”, với những người cầm mic trong các buổi khiêu vũ được gọi là deejays. Các deejay sẽ tương tác với đám đông và sử dụng các giai điệu ngân nga đơn giản, hấp dẫn cùng những lời gọi, hỏi đáp và phản hồi tới khán giả để đệm và tô điểm thêm cho âm nhạc đang được phát. Vào những ngày đầu tiên đó, khoảng cuối những năm 60 và đầu những năm 70, các deejay hầu như chỉ giới hạn trong vũ trường.
Dần dần theo thời gian, deejays đã trở thành một phần của văn hóa hệ thống âm thanh, lễ hội, phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Tới giữa thập niên 1970 và thập niên 1980, thuật ngữ MC có liên hệ với âm nhạc hip-hop, và là từ để chỉ người mà bây giờ thường được gọi là “rapper”. Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của những cụm từ như: microphone controller, mic checker, music commentator và moves the crowd (người kiểm soát micro, người kiểm tra micro, người phân tích âm nhạc, người khuấy động đám đông).
Trên thế giới, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác vẫn chưa chính thức công nhận một ngày cụ thể như “ngày quốc tế MC” để tôn vinh và đánh giá những thành tựu, nỗ lực và đóng góp của những người làm trong ngành nghề MC. Tuy nhiên, trong các ngành giải trí và truyền thông, đã có nhiều sự kiện và cuộc thi được tổ chức thường niên để vinh danh các MC tài năng.
Không màu hồng như lầm tưởng
Nghề MC được nhiều bạn trẻ lựa chọn cũng vì họ không quá thích những công việc mang tính gò bó như văn phòng công sở 8 tiếng. Trái lại, MC sở hữu sự linh hoạt trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, nghề MC lại không đơn giản nhẹ nhàng, cụ thể, khối lượng công việc chỉ trong một chương trình của người MC phải đảm nhận là rất lớn.
Một số MC mới vào nghề sẽ nhận được các chương trình không đáng giá tiền vì cần tích lũy kinh nghiệm và tiếp cận với khách hàng, thời gian này tùy mỗi cá nhân nhưng sẽ có thời gian khoảng 1-2 năm. Đây là một điểm dừng đầu tiên đúng tính chất “Lửa thử vàng – Gian nan thử sức”, đào thải và loại bỏ những người không phù hợp với ngành nghề này.
Công việc sẽ còn tăng tiến nếu người làm nghề này nhận nhiều chương trình trong thời gian liền kề nhau.
Ngoài ra, những khó khăn khác bao gồm:
- Cạnh tranh khốc liệt: MC phải có đủ tài năng và khả năng để tồn tại và phát triển trong ngành.
- Không ổn định về thu nhập và thời gian: MC thường làm việc dưới hình thức không chính thức, không có bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hoặc các giờ làm việc, giờ nghỉ cụ thể.
- Áp lực trình diễn: luôn phải đảm bảo chất lượng trình diễn của bản thân người MC, cập nhật thông tin mới nhất và mang lại sự thoải mái cho khán giả trước đám đông với sự tự tin và năng lượng.
MC sự kiện phải luyện tập thế nào?
Đa số người dẫn chương trình đều được “trời ban” cho một chất giọng hay (chất giọng thiên phú). Điều quan trọng nhất về giọng nói khi nói trước công chúng là “tròn vành, rõ tiếng”. Nếu nói không rõ tiếng, rõ lời, rõ chữ thì thông tin muốn truyền đạt đến công chúng sẽ không được rõ ràng, gây hiểu lầm và hạn chế về mặt truyền cảm.
Một số người tuy không có chất giọng thiên phú, nhưng thông qua quá trình rèn luyện, tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ, nhờ vào kinh nghiệm, khi làm việc thì cách nói đúng có thể để lại ấn tượng tốt cho khán, thính giả. Để có thể nói hay, người dẫn chương trình cần có những phương pháp nhất định trong nghệ thuật nói.
Để bắt đầu tự tin bước chân vào nghề, mỗi người MC đều đã phải trải qua một khoảng thời gian đủ dài trau dồi bản thân từ kiến thức cho tới giọng nói và cuối cùng là thêm vào đó cá tính riêng của bản thân mình.
MC là trụ cột trong nhiều cuộc vui cuồng nhiệt nhất. Nếu không có sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn khéo léo và năng lượng bền bỉ của họ, sẽ có một khoảng trống rất lớn đối với ngành công nghiệp sự kiện thế giới.
Nguồn tổng hợp