Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên, là dịp để các gia đình và bạn bè cùng nhau tụ họp, tham gia những hoạt động vui vẻ và ý nghĩa.
Còn chừng một tháng nữa mới tới trung thu, thế nhưng, không chỉ các gia đình rục rịch tìm kiếm lịch trình du lịch mà các địa phương cũng đã chuẩn bị cho lễ hội truyền thống này. Ngoài phá cỗ, trông trăng, nếu muốn trải nghiệm những lễ hội trung thu lớn nhất Việt Nam, bạn không thể bỏ qua 3 điểm du lịch sau đây.
Nội dung
Lễ hội Thành Tuyên – Tuyên Quang
Trung thu ở Tuyên Quang hay được biết đến với tên gọi Lễ hội Thành Tuyên. Điểm nhấn của ngày hội này chính là màn rước mô hình đèn trung thu khổng lồ. Thường sẽ có khoảng 50 mô hình, với chiều dài từ 10 đến 20 mét, được làm bằng khung tre, bọc vải hoặc giấy rực rỡ và trang trí lông vũ, ngọc trai… tùy sức sáng tạo của chính những người dân địa phương. Các mô hình được lấy cảm hứng từ nhân vật trong lịch sử và trong các câu chuyện cổ tích.
Đọc thêm: Khởi động lễ hội trung thu Tuyên Quang
Dù chưa đến ngày hội chính nhưng từ sau rằm tháng Bảy, không khí ở mảnh đất này đã náo nhiệt và kéo dài đến rằm tháng Tám. Du khách tới tham gia có thể thuê xe đạp và đèn lồng cỡ nhỏ dạo quanh trung tâm thành phố. Hay cũng có thể hòa mình cùng những người dân nơi đây trên mô hình khổng lồ, có nhạc, có pháo hoa, di chuyển và hát ca khắp phố.
Chạy rước đèn Trung thu – Kon Tum
Chạy rước đèn tập thể từ lâu đã được coi là “đặc sản” của Kon Tum mỗi dịp lễ Trung thu hàng năm. Cứ sắp tới rằm tháng Tám, trẻ em ở đây lại nô nức rủ nhau làm đèn ông sao với nhiều kiểu dáng, hình thù vui nhộn. Tới đêm 14 tháng 8 âm lịch, tất cả sẽ cùng nhau mang đèn ra phố rước. Kết hợp với đó còn là các đoàn lân sư rồng đi biểu diễn khắp phố phường. Hưởng hứng ngày lễ, nhiều gia đình thường đưa con nhỏ hòa mình cùng dòng người.
Sau cùng, từng nhóm sẽ tụ họp lại các địa điểm để phá cỗ, hóa đèn và kết thúc mùa rước trăng.
Múa rồng nhang – Tây Ninh
Tại Tây Ninh cũng có một lễ hội truyền thống diễn ra vào rằm tháng Tám hàng năm là “Yến Diêu Trì Cung”. Đây là một nét văn hóa độc đáo của người dân Tây Ninh.
Trong đó, phần hoành tráng nhất và cũng không thể thiếu vắng trong lễ hội là múa rồng nhang. Màn múa rồng nhang thường diễn ra vào buổi tối, được thực hiện bởi các đoàn lân rồng chuyên nghiệp hay nghệ sĩ dân gian Tây Ninh. Mỗi đoàn thường có tới 10 đến 20 người, lần lượt điều khiển rồng uốn lượn quanh Tòa Thánh Tây Ninh.
Màn biểu diễn rồng nhang được thực hiện trên nền của những loại nhạc cụ truyền thống như trống, chiêng và kèn. Mỗi con rồng đều được trang trí đẹp mắt, đính lông vũ, pha lê và có thể xoay tròn, uốn lượn, nhả khói, phun lửa tạo hiệu ứng nhang. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ còn thực hiện nhiều động tác khó như leo cầu thang, vượt qua vòng lửa… mang đến màn trình diễn đặc sắc.
Trong số những lễ hội trung thu kể trên, Lễ hội Thành Tuyên tại Tuyên Quang từng được Guiness Việt Nam xác lập kỷ lục “Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam”, “Đêm hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo và lớn nhất Việt Nam” và “Cặp đèn lồng lớn nhất Việt Nam”.
Backstage News
Theo Tổ quốc