Backstage Run Crew là tên gọi chung dành cho ê-kíp các #Stagehand – những người làm việc ở sau sân khấu, đóng vai trò quan trọng và liên kết chặt chẽ với bộ phận sản xuất.
Sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm khi làm việc của BackStage Run Crew sẽ có tác động không hề nhỏ đến tiến độ tập luyện cũng như thành công của chương trình khi nó diễn ra. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về nhiệm vụ của nhóm Backstage Run Crew.
Tuy nhiên, trong thực tế, công việc của vị trí này thường rất đa dạng và bao gồm thêm cả những nhiệm vụ đặc thù khác do Giám đốc kỹ thuật hoặc Giám đốc sản xuất yêu cầu. Backstage Run Crew giúp đỡ Stage Manager (hoặc trợ lý của họ) set up sân khấu trước các buổi tập luyện/tổng duyệt kỹ thuật, tổng duyệt chương trình, theo dõi để xử lý các vấn đề kỹ thuật xảy ra trong quá trình tập luyện và trình diễn.
Nhiệm vụ cụ thể của Backstage Run Crew bao gồm:
– Chuẩn bị set up sân khấu cho tập luyện và trình diễn, bao gồm cả việc quét dọn và lau sàn nếu được yêu cầu;
– Chuẩn bị trước các phương án xử lý đối với những vấn đề xảy ra với trang thiết bị đặc biệt hoặc tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình tập và biểu diễn;
– Kiểm tra lại hoặc set up sẵn vị trí cho tất cả các thiết bị kỹ thuật trước khi bắt đầu tập hoặc diễn;
– Đảm bảo để đạo cụ của diễn viên được để đúng vị trí, sẵn sàng ngay khi cần biểu diễn;
– Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu;
– Dọn dẹp sân khấu, cất đạo cụ, off các trang thiết bị cần thiết sau khi buổi tập/buổi diễn kết thúc.
BackStage Run Crew nên mặc trang phục màu đen để dễ dàng hoạt động. Trang phục màu đen bao gồm cả giày đen, và tất nhiên không thể là giày cao gót. Do đặc thù công việc luôn gắn liền với sân khấu, BackStage Run Crew được yêu cầu tuyệt đối không rời khỏi khu vực làm việc trong quá trình diễn viên đang tập luyện hay biểu diễn, trừ khi được phép của Stage Manager.
Sau khi kết thúc buổi tập/buổi diễn, họ cũng cần báo cáo lại với người phụ trách trước khi được phép ra về. Tai nghe không dây/Bộ đàm gần như là vật bất ly thân trong quá trình làm việc của BackStage Run Crew.
Như vậy, qua loạt bài viết của BackStage Event về các vị trí làm việc sau sân khấu, bạn có thể nhận thấy một số đặc điểm chung, đó là:
– Các công việc này bao gồm rất nhiều nhiệm vụ không tên mà chỉ trong những chương trình cụ thể chúng ta mới biết được hết;
– Quy định, điều kiện và tính chất công việc khá vất vả, nặng nhọc cũng như đòi hỏi phải hiểu biết nhiều về kỹ thuật nên dân làm Backstage hầu hết là nam giới.
BackStage, đúng như tên gọi của nó, luôn là những người ở sau sân khấu và làm mọi công việc thầm lặng để đảm bảo cho chương trình diễn ra suôn sẻ nhất. Quá trình phát triển của họ thường sẽ từ một Stagehand trở thành người quản lý team sản xuất/kỹ thuật, hoặc trợ lý cho Stage Manager.
Vị trí cao nhất đối với các công việc Backstage chính là Stage Manager hoặc Technical Director. Hiện nay trong ngành sự kiện ở Việt Nam, cả hai vị trí cấp cao này đều đang cực kỳ thiếu nhân tài giỏi chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, vì vậy bạn nào muốn đi theo hướng phát triển nghề nghiệp này, cơ hội của các bạn sẽ vẫn còn rất rộng mở trong thời gian tới nhé!
BackStage