Đây là kết quả của cuộc nghiên cứu do Viện Mỹ học Thực nghiệm (MPIEA) chỉ ra rằng khán giả thích xem các buổi hòa nhạc kỹ thuật số hơn.
Đại dịch COVID -19 như một chất xúc tác lớn để các buổi hòa nhạc kỹ thuật số trở nên phổ biến hơn. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tuyến 1.619 người xem các buổi hòa nhạc cổ điển (56,5% là nữ, độ tuổi trung bình 49). Những người tham gia đã cung cấp thông tin về đặc điểm nhân khẩu học xã hội, kinh nghiệm sử dụng nền tảng phát trực tuyến và sở thích của họ đối với nhiều tính năng sản xuất khả thi của các sự kiện âm nhạc cổ điển kỹ thuật số.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định ba nhóm đối tượng khán giả có sở thích và mô hình sử dụng khác nhau: Hơn một nửa số người (50,2%) chia sẻ họ thích những buổi hòa nhạc kỹ thuật số vì tính phổ biến của nó trên mọi nền tảng và họ cũng có thể tương tác vui vẻ ở trên những phiên livestream.
Bên cạnh đó thì lượng khán giả muốn tới xem các buổi hòa nhạc trực tiếp cũng khá đông đảo vì họ thích không gian ấm cúng, sang trọng mà các nhà hát mang lại, ngoài ra, việc nghe trực tiếp vẫn luôn mang đến những cảm xúc thật hơn.
Khoảng 15% người tham gia không quyết định về sở thích của họ, vì vậy các nhà nghiên cứu gọi họ là “những người dùng hòa nhạc chưa quyết định và ít tham gia”.
Có thể thấy, các buổi hòa nhạc đang cố gắng thay đổi để tiếp cận đông đảo nhiều tệp khán giả khác nhau, đặc biệt là độ tuổi Gen Z. Không chỉ nghe nhạc mà cho đến nay, Gen Z đã tạo nên nhiều sự kiện độc đáo, giúp thổi vào nhạc thính phòng một luồng gió mới trẻ trung và độc đáo hơn.
Backstage News
Theo Ludwigvan, Phys