Brainstorm /ˈbreɪn.stɔːrm/ (động từ)
Brainstorm
Brainstorm /ˈbreɪn.stɔːrm/ (động từ) được hiểu là “động não”, là khi một cá nhân hay nhóm người ngồi lại, đóng góp ý tưởng, phân tích, đánh giá, chắt lọc để chọn ra ý tưởng, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho một vấn đề. Đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên của những người làm công việc sáng tạo.
Động não (Brainstorm) là một hoạt động đặc thù có trong ngành tổ chức sự kiện nói riêng vì sự phát triển nhanh, tính cạnh tranh và cập nhật liên tục của ngành.
Những lưu ý liên quan tới brainstorm
Vào thế kỷ 19, “brainstorm” là một thuật ngữ thuộc ngành y học, biểu thị cho chứng rối loạn thần kinh hoặc tâm thần xảy ra đột ngột.
Sau đó, vào khoảng những năm 1940 tới 1960, một nhà điều hành quảng cáo tên là Alex Osborn đã phát triển một hệ thống quy trình để tạo ra các ý tưởng, ông gọi nó là “brainstorming” (danh từ chỉ việc tổ chức một buổi động não, ví dụ như một cuộc hội họp và mục đích của nó là tạo ra những ý tưởng giải quyết vấn đề).
Khái niệm Brainstorming từ đó được lan tỏa rộng rãi tới thế giới.
Để “brainstorm” hay “brainstorming” đạt được kết quả như ý, có thể tham khảo và thực hiện dựa trên 4 nguyên tắc của Alex Osborn:
- Nghĩ ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
- Nghĩ ra ý tưởng càng “hoang dại” càng tốt.
- Cải tiến và kết hợp ý tưởng của nhau.
- Nêu cao tính tập thể và không phán xét.
Ngoài ra, các hoạt động động não rất đơn giản và dễ thực hiện, đem lại những ý tưởng sáng tạo đột phá trong một khoảng thời gian ngắn cho người tham gia. Bên cạnh đó, động não thậm chí có thể mang lại niềm vui và sự sảng khoái. Thêm vào đó, các phiên làm việc động não sẽ củng cố các hội nhóm và thúc đẩy thái độ giao tiếp cởi mở hơn.
Có thể nói, việc không ngừng đưa ra những ý tưởng mới – sáng tạo là chìa khóa khiến cho mọi chương trình và sự kiện trở nên nổi bật, đáng nhớ. Qua đó, “brainstorm” và “brainstorming” khi mang lại kết quả tốt sẽ là tiền đề những người đi sau học hỏi, xây dựng nền tảng và phát triển cộng đồng, tập thể ngành tổ chức sự kiện.
Backstage News