Tết Trung Thu ở Việt Nam có gì khác với Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Trung Quốc
Ngày Rằm tháng Tám được biết đến là ngày lễ Tết Trung thu ở một số quốc gia châu Á. Vậy, những quốc gia ấy tổ chức Tết Trung thu như thế nào? Giống như tại Trung Quốc là ăn bánh, uống trà, ngắm trăng, hay họ cũng có những cách “chơi Trung thu” riêng?
Nội dung
Việt Nam
Tại Việt Nam, Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, trẻ con thường được người lớn mua cho các loại lồng đèn đủ màu sắc và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Người dân Việt Nam cũng dành thời gian đặc biệt sau khi thu hoạch vụ mùa này để làm lễ thờ cúng, dâng hương nhằm bày tỏ lòng biết ơn Thổ Địa đã giúp họ có mùa gặt bội thu.
Hàn Quốc
Nhật Bản
Tại Nhật, Tết Trung thu được gọi với cái tên “Tsukimi” hay “Otsukimi”, nghĩa là “ngắm trăng”. Vào ngày này, người dân sẽ mặc trang phục Kimono truyền thống, cùng nhau ca hát, nhảy múa và rước kiệu đến đền thờ. Trẻ em thường sẽ tìm nhặt và mang cỏ may mắn về nhà để cầu phúc, đồng thời dùng để trang hoàng nhà cửa. Người Nhật cũng cầu nguyện cho hạnh phúc và bình an trong ngày lễ này.
Nếu người Việt tưởng tượng rằng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội thì người Nhật cho rằng có thỏ sống trong vương quốc của thần mặt trăng bất tử, và thỏ đã giã bột làm bánh Mochi vào những đêm Otsukimi.
Một trong những truyền thuyết về loài thỏ mà trẻ em Nhật Bản yêu quý nhất có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ. Truyền thuyết kể về ba con vật: Khỉ, Cáo và Thỏ được Chúa thử. Một ngày nọ, Chúa biến thành một ông già, đến xin ăn cho họ. Trong khi Khỉ nhanh chóng trèo lên cây hái nhiều quả ngon, Cáo trộm lễ vật ở mộ để đưa cho ông lão thì Thỏ không có gì. Để đưa thức ăn cho ông lão, Thỏ đã lao mình vào đống lửa để quyên góp chính mình. Cảm động trước tấm lòng của Thỏ, Thần đã hồi sinh Thỏ và đưa lên cung trăng để vinh danh trước mặt mọi người.
Thay vì bánh trung thu, người Nhật có riêng cho mình một món ăn để dùng vào dịp lễ đặc biệt này. Dango, hay còn gọi là bánh trôi Nhật, là một loại bánh làm từ bột gạo và khá giống với Mochi. Dango có rất nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, nhưng nhìn chung là một món bánh ngọt, thường có nhân làm từ đậu, được dùng kèm với trà xanh.
Thái Lan
Singapore
Vì cộng đồng người Hoa ở Singapore chiếm ít nhất 74% tổng dân số, nên Lễ hội Trung thu là một trong những lễ kỷ niệm địa phương lớn nhất trong thành phố. Tết Trung thu tại đây cũng là một ngày lễ rất quan trọng, ẩn chứa những ý nghĩa đã tồn tại lâu đời. Người dân đảo quốc sư tử cũng nhân dịp này để gặp gỡ, giao lưu, thăm hỏi, gần gũi nhau nhiều hơn. Họ bày tỏ cho nhau những lời chúc tốt đẹp, tặng bánh trung thu như một món quà thay cho lời biết ơn và các câu chúc nghĩa tình. Bánh trung thu ở Singapore nổi tiếng với đa dạng, phong phú sắc màu hơn hẳn những nơi khác.
Một yếu tốt đặc biệt rong dịp Tết Trung thu tại Singapore chính là việc trang trí lồng đèn. Mọi người cứ vào khoảng thời gian này sẽ dành thời gian để làm ra những chiếc lồng đèn đẹp nhất để trang hoàng nhà cửa, đèn lồng với đa dạng kiểu dáng, màu sắc cũng được treo khắp nơi trên phố. Giống như bánh trung thu, người dân Singapore đã coi việc chơi lồng đèn là một yếu tố không thể thiếu trong dịp lễ đặc biệt này.
Người dân và các đoàn hội nghệ thuật cùng nhau tạo ra không khí lễ hội vô cùng tuyệt vời, khi mà các buổi biểu diễn nghệ thuật, các cuộc diễu hành được tổ chức vô cùng quy mô, các cuộc thi như thi trang trí lồng đèn, tổ chức các show thiết kế nhân vật hoạt hoạt… đều được hưởng ứng vô cùng náo nhiệt.
Malaysia
Là một trong những quốc gia có đông đảo người Hoa cư ngụ, cách ăn mừng lễ Tết Trung thu tại Malaysia cũng khá giống với Trung Quốc. Đặc biệt, vào những ngày giáp lễ và cả vài ngày sau đó nữa, khắp nơi tại Malaysia đều sẽ thấy sự hiện diện của bánh trung thu và lồng đèn.
Món bánh “đặc trưng” này sẽ dễ dàng được tìm thấy ở bất cứ đâu, dù là siêu thị, hàng quán, nhà hàng sang trọng hay ở những cửa hàng nhỏ bên đường. Các tấm áp phích và chương trình truyền hình đều có sự hiện diện của những mẫu quảng cáo giới thiệu về bánh trung thu. Đặc biệt hơn nữa, dịp Tết Trung thu tại Penang, mọi người sẽ được trải nghiệm một không khí lễ hội hoàn toàn khác biệt và độc đáo, bởi nơi đây dường như trở thành “thành phố lồng đèn” cực kỳ nhộn nhịp, tràn đầy màu sắc những cũng không kém phần huyền ảo, lung linh. Mọi người cũng được thưởng thức màn trình diễn lân sư rồng vô cùng sáng tạo, độc đáo và chuyên nghiệp trên những con đường tại đây.
Philipines
Tết Trung thu là một ngày lễ trọng đại của Hoa kiều tại Philippines. Khi đến nơi, khu phố Tàu ở Manila , thủ đô của Philippines, tràn ngập không khí náo nhiệt
Bên cạnh việc sáng tạo và bày bán vô số các loại bánh trung thu khác nhau, Tết Trung thu ở Philipines còn nổi tiếng với đa dạng những cuộc diễu hành vô cùng hoành tráng. Những đoàn diễu hành lân-sư-rồng, các xe hoa, các nhóm người vận lên mình những trang phục dân tộc vô cùng hay ho, thú vị… đều là những dấu ấn khó mà phai mờ với những ai đã từng thưởng thức qua.
Trung Quốc
Tết Trung thu (中秋节), còn được gọi là “Lễ hội trông trăng” là một trong những lễ kỷ niệm hàng năm quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Lịch sử của Tết Trung thu có từ 3000 năm trước, đến thời nhà Thương (khoảng 1600–1046 trước Công nguyên). Các hoàng đế Trung Quốc có phong tục cúng trăng hàng năm để cầu mong một mùa màng bội thu.
Các lễ hội đã trở nên phổ biến trong triều đại nhà Đường và nhà Tống (618-1279) và người ta biết rằng Trung thu được tổ chức như một lễ hội lần đầu tiên vào thời Bắc Tống (960–1127).
Sự kiện này là cơ hội để người Trung Quốc dành thời gian quây quần bên gia đình và những người thân yêu, đồng thời cũng là dịp để người dân địa phương và khách du lịch tham gia các hoạt động khác nhau như diễu hành đèn lồng, ngắm trăng, ăn thức ăn thu hoạch và xem những màn múa rồng rực lửa.
Backstage
rat hay